Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Động cơ phản lực”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
Dòng 1:
[[Tập tin:RS-68 rocket engine test.jpg|thumb|220px|phải|Test ĐTL [[RS-68]] dùng trong [[Tên lửa đẩy|tên lửa đẩy]] nổi tiếng [[Delta IV]] của Mỹ]]
[[Tập tin:MAKS-2007-Su-30MK-3.jpg|thumb|220px|right|[[Động cơ phản lực không khí]] của máy bay chiến đấu [[Su-30MK]] tại [[triển lãm Hàng không Mátxcơva]] MAKS-2007]]
 
'''Động cơ phản lực (ĐCPL)''' là [[Động cơ nhiệt|động cơ nhiệt]] tạo ra lực đẩy theo nguyên lý phản lực. Trong đó, có sự biến đổi [[Thế năng|thế năng]] nhiên liệu thành [[Động năng|động năng]] dòng phản lực của [[Môi chất làm việc|môi chất làm việc]]. Như vậy, ĐCPL hoạt động theo nguyên lý của [[Các_định_luật_về_chuyển_động_của_Newton#.C4.90.E1.BB.8Bnh_lu.E1.BA.ADt_3|định luật ba Newton]] (''Đối với mỗi lực tác động bao giờ cũng có một phản lực cùng độ lớn, nói cách khác, các lực tương tác giữa hai vật bao giờ cũng là những cặp lực cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều và khác điểm đặt.'').
 
ĐCPL được sử dụng rộng rãi trong [[Máy bay phản lực|máy bay phản lực]], [[Tên lửa|tên lửa]], xe tăng, tàu thủy và các [[Thiết bị vũ trụ|thiết bị vũ trụ]]. ĐCPL có hai loại cơ bản là [[Động cơ phản lực không khí]] và [[Động cơ tên lửa]]. Tuy nhiên, trong Tiếng Việt, khi nói đến ĐCPL thì lại hay bị hiểu ngay là [[Động cơ phản lực không khí]] dùng trong các [[Máy bay phản lực|máy bay phản lực]] và điều này là không đúng.
 
Một ĐCPL thông thường có [[buồng cháy]] và [[loa phụt]]. Trong buồng cháy, xảy ra quá trình giải phóng hóa năng của nhiên liệu và biến đổi nó thành nhiệt năng của dòng khí. Trong loa phụt, thế năng của dòng khí được biến đổi thành động năng của nó với vận tốc lớn hơn rất nhiều và khí đó dòng khí được phụt ra sau khi ra khỏi loa phụt sẽ tạo thành lực đẩy phản lực. Dạng loa phụt phổ biến ngày nay ứng dụng trong các động cơ phản lực là [[Loa phụt Laval]].