Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Đăng Ninh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: <references/> → {{tham khảo}} using AWB
Dòng 2:
'''Trần Đăng Ninh''' ([[1910]]-[[1955]]), nhà hoạt động cách mạng và quân sự, Chủ nhiệm đầu tiên của Tổng cục Cung cấp (sau là [[Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng (Việt Nam)|Tổng cục Hậu cần]]) [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] (1950-1955).
 
Ông còn có tên gọi khác '''Nguyễn Tuấn Đáng''', quê tại xã [[Quảng Phú Cầu]], huyện [[Ứng Hòa]], [[hà Nội|thành phố Hà Nội]]. Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1930, ông gia nhập [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Cộng sản Đông Dương]] vào năm 1936.
 
Năm 1939, ông là Ủy viên Thành ủy [[Hà Nội]], tham gia lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân. Năm 1940, ông là ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ. Khi [[khởi nghĩa Bắc Sơn]] bùng nổ, ông được cử về [[Bắc Sơn (huyện)|Bắc Sơn]] tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng, lập ủy ban cách mạng, tổ chức du kích, xây dựng căn cứ Ngũ Viễn - Vũ Lăng. Tháng 5 năm 1941, ông là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, Bí thư Xứ ủy [[Bắc Kỳ]].
 
Ông bị thực dân [[Pháp]] bắt giam hai lần (1941, 1943), kết án tù 20 năm khổ sai rồi tù chung thân và hai lần vượt ngục. Tháng 3 năm 1943, ông vượt ngục lần thứ nhất, nhưng đến tháng 9 năm đó thì bị bắt lại. Tháng 3 năm 1945, sau khi vượt ngục lần hai, ông được cử làm ủy viên Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ, phụ trách [[chiến khu Hoàng Hoa Thám]]. Tháng 8 năm 1945, ông được cử vào Tổng bộ [[Việt Minh]], tham gia Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc.
 
Sau [[Cách mạng tháng Tám]] 1945, ông được cử làm Đặc phái viên của [[Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|Ban Chấp hành Trung ương Đảng]] vào công tác ở [[Miền Trung (Việt Nam)|Trung Bộ]] và [[Nam Bộ Việt Nam|Nam Bộ]], được Chủ tịch [[Hồ Chí Minh]] trao nhiệm vụ đặc trách xây dựng căn cứ địa Việt Bắc, Trưởng ban Kiểm tra của Trung ương Đảng, Phó Tổng thanh tra Chính phủ (1946-1949).
 
Năm 1950, ông được điều sang công tác quân đội, giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp (sau là Tổng cục Hậu cần), Ủy viên Tổng quân ủy (1950-1955), kiêm Trưởng ban Cung cấp chiến dịch Biên giới (1950). Trong Đại hội Đảng lần thứ II, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Lao động Việt Nam]]. Ông cũng chính là nguời xây dựng hệ thống dân công tiếp tế, một yếu tố dẫn đến thắng lợi cho chiến dịch [[Chiến dịch Điện Biên Phủ|Điện Biên Phủ]].
Dòng 16:
==Tưởng nhớ và ghi công==
 
Ông được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng các Huân chương Độc lập hạng nhất, Quân công hạng nhì, Chiến thắng hạng nhất, truy tặng [[Huân chương Sao vàng (Việt Nam)|Huân chương Sao Vàng]] năm 2003. <ref>[http://vovnews.vn/Home/Trao-tang-truy-tang-Huan-chuong-cho-can-bo-quan-doi/20098/119625.vov Trao tặng, truy tặng Huân chương cho cán bộ quân đội]</ref>
 
Tên của ông được đặt cho một con đường ở Hà Nội và ở [[điện Biên Phủ|thành phố Điện Biên Phủ]], [[điện Biên|tỉnh Điện Biên]]. Sau khi ông mất, để tưởng nhớ ông, tháng 7 năm 1956, Bưu điện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phát hành một bộ tem gồm 4 mẫu in hình chân dung của ông.
Dòng 25:
 
==Chú thích==
{{tham khảo}}
<references/>
{{Sơ khai tiểu sử}}
 
{{Thời gian sống|sinh=1910|mất=1955}}
 
[[Thể loại:Người Hà Nội]]
[[Thể loại:Khởi nghĩa Bắc Sơn]]