Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quỹ đạo địa tĩnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q192316 Addbot
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
Dòng 1:
'''Quỹ đạo địa tĩnh''' là [[quỹ đạo tròn]] ngay phía trên [[xích đạo]] [[Trái Đất]] ([[vĩ độ]] 0º). Bất kỳ điểm nào trên mặt phẳng xích đạo đều quay tròn xung quanh Trái Đất theo cùng một hướng và với cùng một chu kỳ (vận tốc góc) giống như sự tự quay của Trái Đất. Nó là trường hợp đặc biệt của [[quỹ đạo địa đồng bộ]], và là quỹ đạo được những người khai thác hoạt động của [[vệ tinh|vệ tinh nhân tạo]] ưa thích (bao gồm các vệ tinh viễn thông và truyền hình). Các [[vị trí vệ tinh]] chỉ có thể khác nhau theo [[kinh độ]].
 
Ý tưởng về vệ tinh địa đồng bộ cho mục đích viễn thông đã được [[Herman Potocnik]] đưa ra lần đầu tiên năm 1928. Các [[quỹ đạo]] địa đồng bộ và địa tĩnh cũng đã được [[Arthur C. Clarke]], tác giả truyện [[khoa học viễn tưởng]] phổ biến lần đầu tiên năm 1945 như là các quỹ đạo có ích cho các vệ tinh viễn thông. Do đó, đôi khi các quỹ đạo này còn được nói đến như là các '''quỹ đạo Clarke'''. Tương tự, "vành đai Clarke" là một phần của khoảng không vũ trụ nằm phía trên [[mực nước biển trung bình]] khoảng 35.786  km trong mặt phẳng xích đạo, trong đó các quỹ đạo gần-địa tĩnh có thể đạt được.
 
Các quỹ đạo địa tĩnh là hữu ích do chúng làm cho vệ tinh dường như là tĩnh đối với điểm cố định nào đó trên Trái Đất. Kết quả là các [[ăngten|ăng ten]] có thể hướng tới theo một phương cố định mà vẫn duy trì được kết nối với vệ tinh. Vệ tinh quay trên quỹ đạo theo hướng tự quay của Trái Đất ở [[độ cao]] khoảng 35.786  km (22.240 dặm) phía trên mặt đất. Độ cao này là đáng chú ý do nó tạo ra [[chu kỳ quỹ đạo]] bằng với chu kỳ [[tự quay]] của Trái Đất, còn được biết đến như là [[ngày thiên văn]].
 
== Sử dụng cho các vệ tinh nhân tạo ==
Các quỹ đạo địa tĩnh chỉ có thể đạt được rất gần với vòng 35.786  km phía trên xích đạo. Các vệ tinh quỹ đạo địa đồng bộ tròn khác (nếu có) sẽ cắt ngang quỹ đạo địa tĩnh và có thể xảy ra va chạm với các vệ tinh địa tĩnh này. Trên thực tế điều này có nghĩa là tất cả các vệ tinh địa tĩnh cần phải tồn tại trên vòng tròn này, nó đặt ra các vấn đề như phải ngừng hoạt động của các vệ tinh vào cuối chu kỳ hoạt động của nó (ví dụ như khi chúng hết lực đẩy).
 
[[Quỹ đạo chuyển tiếp địa tĩnh]] được sử dụng để chuyển vệ tinh từ [[quỹ đạo gần Trái Đất]] vào quỹ đạo địa tĩnh.
Dòng 28:
<math>m_{vt} \cdot a_{g} = m_{vt} \cdot a_{c}</math>
 
Thấy rằng khối lượng của vệ tinh, <math>m_{vt}</math>, xuất hiện trên cả hai vế -- tavế—ta có thể chia cả hai vế cho <math>m_{vt}</math> (do nó ≠0) và có thể rút ra kết luận là quỹ đạo địa tĩnh là độc lập với khối lượng của vệ tinh. Vì vậy, tính toán độ cao được đơn giản thành tính toán điểm mà cường độ của [[lực ly tâm|gia tốc ly tâm]] có được từ chuyển động trên quỹ đạo và [[lực hướng tâm|gia tốc hướng tâm]] tạo ra bởi trường hấp dẫn của Trái Đất phải bằng nhau.
 
Cường độ [[Lực ly tâm|gia tốc ly tâm]] là:
Dòng 56:
<math>\omega = \frac{2 \cdot \pi}{86164} = 7.29 \cdot 10^{-5}\ \mathrm{rad} \cdot \mathrm{s}^{-1}</math>
 
Bán kính quỹ đạo sẽ là 42.164 [[kilômét|km]]. Trừ đi [[bán kính Trái Đất|bán kính Trái Đất tại xích đạo]], bằng 6.378 &nbsp;km, cho ta kết quả cuối cùng của độ cao là 35.786 &nbsp;km.
 
Vận tốc quỹ đạo (cho biết vệ tinh quay trong không gian nhanh đến mức nào) được tính bằng cách nhân vận tốc góc với bán kính quỹ đạo:
 
<math>v = \omega \cdot r</math> = 3,07 &nbsp;km/s = 11.052km052&nbsp;km/h
 
== Tham khảo ==