Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bánh Thánh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: <references/> → {{tham khảo}} using AWB
Dòng 1:
{{sơ khai ẩm thực}}
[[Hình:EucharistBread.JPG|nhỏ|phải|250px|Bánh thánh]]
'''Bánh thánh''' là một loại bánh phổ biến của những người theo [[Kitô giáo]]. Bánh này thường làm bằng [[bột mì]] hoặc bột [[lúa mạch]], thường không được lên men, cán mỏng và định thành hình [[tròn]], cỡ đồng tiền xu, màu [[trắng]] sữa, rất dễ tan trong miệng và không có mùi vị gì đặc biệt. Bánh cũng có thể làm thành những cái lớn rồi cắt ra thành những mảnh nhỏ. Đây là vật mang tính tượng trưng và được dùng trong nghi lễ mà các tín đồ Kitô giáo, thông qua giáo sĩ, hiến dâng lên cho [[Thiên Chúa]]. Đặc biệt, trong [[thánh lễ]] của [[Giáo hội Công giáo Rôma]], các [[giáo sĩ]] còn làm phép bánh thánh mà họ tin rằng sẽ trở thành [[Mình Thánh]] Chúa Kitô, rồi phân phát cho giáo dân ăn<ref>http://tudien.xalo.vn/tratu/b%C3%A1nh_th%C3%A1nh</ref>.
 
Trong mỗi thánh lễ, sau khi bánh được truyền phép, tín đồ lần lượt quỳ trước bàn thờ nhận lại, như được hưởng một phần "mình thánh Chúa". Nhiều tín đồ tin rằng bánh thánh là phần thưởng để được sống thánh thiện hơn. Thời gian gần đây thuật ngữ bánh thánh được mở rộng ra đối với mọi hình thức ăn đã được truyền phép, không nhất thiết là bánh cán bằng bột mì<ref>http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=1433aWQ9MjcyODYmZ3JvdXBpZD01JmtpbmQ9JmtleXdvcmQ9&page=1</ref>.
Dòng 10:
==Ý nghĩa tôn giáo ==
[[File:Juan de Juanes 002.jpg|thumb|phải|upright|Một cái bánh Thánh và ly [[rượu nho]] là hai món ăn quan trọng của buổi [[tiệc Thánh]]]]
Bánh còn có ý nghĩa sau khi làm phép thì những mẩu bánh biến thành thịt thật sự của Chúa, nghĩa là bánh bột thường đã trở thành “bánh thánh”, Chúa Jesus đã từng phát biểu: “''Bánh Ta sẽ ban, chính là Thịt Ta, để cho thế gian được sống''” (Ga 6,51)<ref>http://gxdaminh.net/hiep-thong/631-tam-banh-thanh-the-va-loi-chua.html</ref> và họ tin rằng: Ngài là Bánh để ai đến với Ngài sẽ được no thỏa và dư tràn, Jesus cũng từng có nhận định "''Ta là bánh hằng sống, ai đến cùng Ta không khi nào đói, ai tin kính Ta không bao giờ khát''." (Jn 6:35). Theo lý luận của những người theo thiên chúa giáo, giống như cái bánh cần thiết cho thân xác thể nào thì bánh thánh cũng cần thiết cho linh hồn như vậy. Thân xác cần phải có bánh mới sống, linh hồn cần phải có Thánh Thể mới đủ sức đi về quê trời.
 
Theo Sách Lễ Rôma, sau khi bẻ miếng bánh đã truyền phép, linh mục bẻ một miếng nhỏ vào trong Chén Thánh và đọc thầm một câu khấn Việc này nói lên việc hợp nhất Mình Thánh và Máu Thánh của Chúa trong công cuộc Cứu Chuộc, nghĩa là, Thân Thể vinh quang và sống động của Chúa Giêsu. Theo những truyền thống xa xưa, việc hợp nhất Mình và Máu Thánh Chúa nói lên tình trạng Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô mà chúng ta cử hành cách bí tích trong Thánh Lễ. Tách Máu ra khỏi thân thể nói lên tính cách "chết", hợp nhất hai yếu tố đó lại nói lên sự Sống Lại của Chúa Cứu Thế.
Dòng 20:
 
==Chú thích ==
{{tham khảo}}
<references/>
{{Các chủ đề|Cơ Đốc giáo|Ẩm thực}}
 
[[Thể loại:Bánh|Thánh]]
[[Thể_loạiThể loại:Bánh mì]]
[[Thể loại:Kitô giáo]]