Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Glenda Jackson”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 37 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q182408 Addbot
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Glenda May Jackson''', sinh ngày 9.5. [[1936]], là nữ [[diễn viên]] kiêm [[chính trị gia]] người [[Anh]], hiện là dân biểu trong [[Hạ Nghị viện Vương quốc Anh|Hạ nghị viện Vương quốc Anh]]. Bà đã đoạt 2 [[giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất|giải Oscar cho nữ diễn viên xuất sắc nhất]] và được thưởng Huân chương [[Commander of the Order of the British Empire|CBE]].
 
== Tiểu sử ==
Dòng 20:
Jackson bắt đầu bước vào kịch nghệ năm 1957 trong vở ''[[Separate Tables]]'' của [[Terence Rattigan]], và bước vào điện ảnh từ năm 1963 trong phim ''[[This Sporting Life]]''. Sau đó bà là thành viên của Đoàn kịch Shakespeare Hoàng gia (''Royal Shakespeare Company'') trong 4 năm, diễn nhiều vở cho đạo diễn [[Peter Brook]], trong đó có vai [[Charlotte Corday]] trong vở ''[[Marat/Sade]]'' của [[Peter Weiss]]. Jackson cũng xuất hiện trong phiên bản phim của vở này.
 
Jackson bắt đầu nổi tiếng khi đóng vai chính trong phim gây tranh cãi ''[[Women in Love (phim)|Women in Love]]'' (1969) và đoạt [[giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất|giải Oscar cho nữ diễn viên xuất sắc nhất]] lần đầu, sau đó đóng vai người vợ cuồng dâm của Tchaikovsky cũng gây tranh cãi trong ''[[The Music Lovers]]'' của [[Ken Russell]], khiến bà có tiếng là sẵn sàng làm mọi sự cho nghệ thuật. Bà đã khẳng định điều đó khi cạo đầu để đóng vai nữ hoàng [[Elizabeth I của Anh]] trong loạt phim nhiều tập rất thành công của đài truyền hình [[BBC]] năm 1971 mang tên ''[[Elizabeth R]]''. Việc thể hiện nữ hoàng Elizabeth I của bà được các học giả nghiên cứu về Elizabeth coi là chính xác chưa từng thấy. Bà đoạt được 2 [[Giải Emmy]] cho diễn xuất trong loạt phim này. Cùng năm, bà cũng xuất hiện trên show ''[[Morecambe and Wise]]'' của đài BBC, đóng vai [[Cleopatra VII|Cleopatra]] trong hài kịch ngắn, thường được công nhận là một cảnh hài hước nhất trong lịch sử truyền hình Anh{{Fact|date=January 2008}}.
 
Đạo diễn [[Melvin Frank]] xem cảnh này, thấy tiềm năng hài của bà nên mời bà đóng vai nữ chính trong dự án sắp tới của mình. Bà đoạt dược [[Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất]] lần thứ hai cho vai diễn đặc biệt hài hước trong phim ''[[A Touch of Class (phim)|A Touch of Class]]'' (1973), và hình như cặp diễn viên hài nổi tiếng [[Eric Morecambe và Ernie Wise]] đã gửi cho bà một điện tín : 'Cô bạn trẻ, hãy đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ cho cô trở thành người thứ ba (trong nhóm)!'. Bà cũng đóng vai nữ hoàng Elizabeth trong một phim về cuộc đời của nữ hoàng [[Mary Stuart (nữ hoàng xứ Scotland)|Mary I của Scotland]] và được công nhận là nữ diễn viên hàng đầu của Anh. Năm 1978, bà được thưởng huân chương [[Commander of the Order of the British Empire|CBE]].
Dòng 27:
 
=== Sự nghiệp chính trị ===
Năm 1992, bà rút lui khỏi ngành kịch và điện ảnh để đại diện [[đảng Lao Động]] ứng cử và trúng cử vào [[Hạ Nghị viện Vương quốc Anh|Hạ nghị viện Vương quốc Anh]] trong cuộc tổng tuyển cử 1992 tại khu vực bầu cử [[Hampstead and Highgate (UK Parliament constituency)|Hampstead and Highgate]]. Sau cuộc tổng tuyển cử năm 1997, bà được bổ nhiệm làm bộ trưởng thứ yếu trong chính phủ của thủ tướng [[Tony Blair]], đảm nhiệm việc vận tải vùng [[Luân Đôn|London]], một chức vụ mà bà đã từ chức để mong được đề cử là ứng cử viên của đảng Lao Động vào chức thị trưởng thứ nhất thành phố London năm 2000. Cuối cùng [[Frank Dobson]] được đề cử, nhưng thua [[Ken Livingstone]], ứng cử viên độc lập. Trong kỳ tổng tuyển cử năm 2005, bà được 14.615 phiếu bầu, tức 38,29% số cử tri trong khu vực bầu cử.
 
Là dân biểu nổi bật ngồi hàng ghế sau, bà thường phê bình thủ tướng Blair về kế hoạch áp dụng [[top-up fees]] (lệ phí cao ở đại học). Bà cũng kêu gọi ông ta từ chức sau khi có cuộc điều tra tư pháp của [[Lord Hutton]] năm 2003 quanh lý do tham gia chiến tranh ở [[Iraq]] và cái chết của viên cố vấn chính phủ [[Dr. David Kelly]]. Jackson thường được coi là một chính trị gia cánh tả truyền thống, thường hay bất đồng quan điểm với phái đa số trung tả cầm quyền của thủ tướng Blair trong đảng Lao Động.
 
Tháng 10 năm 2005, các bất đồng của bà đối với sự lãnh đạo của thủ tướng Blair tăng lên tới độ bà hăm dọa thách thức thủ tướng như một ứng cử viên bung xung trong cuộc thi chức lãnh đạo nếu ông ta không rút lui trong khoảng thời gian hợp lý. Ngày 31.10.[[2006]], Jackson là một trong số 12 dân biểu đảng Lao Động ủng hộ lời kêu gọi mở cuộc điều tra về [[chiến tranh Iraq]] của đảng [[Plaid Cymru]] và [[đảng Quốc gia Scotland]].<ref>{{chú thích web | url=http://news.bbc.co.uk/2/hi/uk_news/politics/6104310.stm | title=Labour MPs who rebelled on Iraq |date=[[31 tháng 10]] [[2006]] | accessdate=2006-10-31 | work=BBC News}}</ref>