Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngũ Đài sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Liên kết ngoài: Thêm thể loại [VIP] using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 27:
'''Ngũ Đài sơn''' ({{zh-cpl|c=五台山|p=Wǔtái Shān|l=Núi năm đài}}), còn gọi là '''Thanh Lương sơn''' (清凉山), nằm trong địa phận huyện [[Ngũ Đài]], địa cấp thị [[Hãn Châu]], tỉnh [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]], [[Trung Quốc]], là một trong [[Các núi linh thiêng của Trung Quốc|tứ đại Phật giáo danh sơn]] tại Trung Quốc. Núi này là nơi có nhiều chùa chiền, tự viện quan trọng nhất Trung Quốc. Khu di sản văn hóa Ngũ Đài Sơn bao gồm 53 chùa, được đưa vào danh sách [[di sản thế giới]] của [[Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc|UNESCO]] năm 2009<ref>[http://whc.unesco.org/en/news/523 China’s sacred Buddhist Mount Wutai inscribed on UNESCO’s World Heritage List. UNESCO World Heritage Centre]</ref>.
 
Mỗi một trong số 4 núi (Ngũ Đài Sơn, Nga Mi Sơn, Cửu Hoa Sơn, Phổ Đà Sơn) đều được coi là nơi ở hay nơi tu luyện (道場: đạo tràng) của một trong số bốn vị [[bồ Tát|bồ tát]] là [[Văn-thù-sư-lợi|Văn Thù]], [[Phổ Hiền]], [[Địa Tạng Bồ Tát|Địa Tạng]] và [[Quan Âm|Quan Thế Âm]].
 
Ngũ Đài Sơn gắn liền với Văn Thù bồ tát (文殊). Ngũ Đài Sơn cũng có quan hệ lâu dài với [[Phật giáo Tây Tạng]]<ref>Tuttle Gray (2006). [http://www.thlib.org/collections/texts/jiats/02/pdfs/tuttleJIATS_02_2006.pdf Tibetan Buddhism at Ri bo rtse lnga/Wutai shan in Modern Times]. ''Journal of the International Association of Tibetan Studies'', số 2 (tháng 8 năm 2006): tr. 1-35. Tra cứu: 29-6-2009.</ref>.
 
== Địa hình ==
Ngũ Đài Sơn có tên gọi như vậy là do địa hình bất thường của nó, bao gồm 5 đỉnh thuôn tròn (Bắc, Nam, Đông, Tây, Trung) hay còn gọi tương ứng là Diệp Đấu phong, Cẩm Tú phong, Vọng Hải phong, Quải Nguyệt phong và Thúy Nham phong; trong đó đỉnh phía bắc (Bắc Đài hay Diệp Đấu phong) là cao nhất và trên thực tế là đỉnh núi cao nhất tại miền Hoa Bắc.
 
Ngũ Đài Sơn từng là số một trong số 4 núi được nhận dạng và thường được nói tới như là "số một trong số tứ đại danh sơn". Nó được nhận dạng trên cơ sở đường đi tìm đạo trong [[Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh|Avatamsaka Sutra]] (華嚴經: Hoa Nghiêm kinh), được miêu tả như là nơi ở/tu luyện của nhiều vị bồ tát. Trong chương này, Văn Thù bồ tát được coi là cư ngụ tại một "ngọn núi mát lạnh và trong lành" ở phía đông bắc. Điều này được coi là đặc điểm riêng biệt để nhận dạng ngọn núi này và tên gọi khác của nó "Thanh Lương Sơn" (清涼山) nghĩa là núi trong lành và mát lạnh.
Dòng 43:
 
== Các công trình kiến trúc ==
Ngũ Đài Sơn cũng là quê hương của một số công trình kiến trúc bằng gỗ cổ nhất hiện còn tồn tại ở Trung Quốc, có từ thời kỳ [[nhà Đường]] (618-907). Trong số này có sảnh chính của chùa Nam Sơn và sảnh đông của chùa Phật Quang, được xây dựng tương ứng vào các năm 782 và 857. Chúng được một nhóm các nhà sử học kiến trúc phát hiện năm 1937 và 1938, trong đó có cả sử gia nổi tiếng đầu thế kỷ 20 là [[Lương Tư Thành]] (1901-1972). Thiết kế kiến trúc của các công trình xây dựng này được các nhà Hán học và các chuyên gia hàng đầu về kiến trúc Trung Hoa truyền thống, như Nancy Steinhardt, nghiên cứu kể từ đó tới nay. Steinhardt đã phân loại các công trình xây dựng này theo các kiểu sảnh đặc trưng trong cẩm nang hướng dẫn về xây dựng của người Trung Quốc là ''[[Doanh tạo pháp thức]]'' được viết trong thế kỷ 12.
 
Năm 2008, chính quyền Trung Quốc hi vọng rằng tổ hợp chùa chiền trên Ngũ Đài Sơn sẽ được đưa vào danh sách [[di sản thế giới]] của [[Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc|UNESCO]]. Tuy nhiên, một số cư dân địa phương lại than phiền rằng họ bị buộc phải di dời nhà cửa đến nơi khác để chuẩn bị cho việc công nhận này<ref>[http://www.guardian.co.uk/world/video/2008/mar/13/wutai.shan Down from the mountain]</ref><ref>[http://www.guardian.co.uk/world/2008/mar/13/china1 Mountain residents bulldozed out of government's world heritage vision]</ref>.