Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chùa Nhất Trụ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 11:
| director = [[Giáo hội Phật giáo Việt Nam]]
| roshi =
| abbot = Đại đức
 
| priest =
Dòng 42:
Nói tới nghệ thuật [[điêu khắc]] đá trong dòng chảy [[văn hóa Việt Nam]] phải kể đến các tượng Phật bằng đá và bia đá mà thạch kinh chùa Nhất Trụ là một minh chứng còn tồn tại. Thuở tiền sử sơ khai, từ công cụ lao động tới mọi vật dụng đều được làm từ đá: rìu đá, dao đá, lưỡi cày đá... Nên đá chính là dư âm vạn năng từ ngàn xưa còn vọng lại ngày nay thành linh khí. Thạch kinh xuất hiện lần đầu tiên ở [[Trung Quốc]] vào năm 971 khi được Vua Tống cho khắc kinh Đại tạng lên cột đá để cúng dường. Chỉ hai năm sau, Nam Việt Vương [[Đinh Liễn]] con trai Vua [[Đinh Tiên Hoàng]] đã cho dựng 100 cột kinh Phật bằng đá, khắc [[kinh Đà la ni]] ở [[Hoa Lư]]. Từ đây về sau tạo thành một dòng chảy thạch kinh trong văn hóa Việt Nam.<ref>[http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/%c4%90%c3%a1_-_linh_kh%c3%ad_trong_di_v%e1%ba%adt_c%e1%bb%95_Ph%e1%ba%adt_gi%c3%a1o Đá - linh khí trong di vật cổ Phật giáo]</ref>
 
Kinh tràng Hoa Lư là biểu tượng của Pháp trong [[Tam Bảo]] nhà Phật (gồm: Phật, Pháp, Tăng), với mong muốn làm nên những cuốn kinh Phật bền vững tới muôn đời sau. Sau [[nhà Đinh]], [[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]] cho dựng thạch kinh ở chùa Nhất Trụ. Từ đây về sau nhân dân Việt Nam có truyền thống dựng Thạch Kinh trước điện thờ Phật.
 
Khi khai quật lòng đất [[cố đô Hoa Lư]], cách [[đền Vua Đinh Tiên Hoàng|đền thờ vua Đinh]] khoảng 2 [[kilômét|km]], các nhà khảo cổ đã tìm ra được gần 20 cột kinh thời Đinh. Đó là những cột đá có 8 mặt, dài khoảng từ 0,5 m đến 0,7 m. Trên tất cả các cột này đều có khắc bài thần chú ''Phật đinh tôn thắng đà la ni''. Các cột đinh này được dựng trong các năm khác nhau. Trên một cột kinh tìm được năm [[1964]], ngoài bài thần chú trên, còn có một bài kệ bằng [[chữ Hán]] khá dài, liên quan đến Phật điện [[Đại thừa|Đại Thừa]].