Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chùa Keo (Thái Bình)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 24:
 
==Nguồn gốc==
Tương truyền, nguyên thủy chùa do [[Thiền sư]] [[Không Lộ|Dương Không Lộ]] xây dựng ở ven [[sông Hồng]] từ năm [[1061]] dưới thời [[Lý Thánh Tông]], tại hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh [[Nam Định]]). Ban đầu, chùa có tên là '''Nghiêm Quang tự''', đến năm [[1167]] mới đổi thành '''Thần Quang tự'''. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.
 
Sau gần 500 năm tồn tại, năm [[1611]], nước [[sông Hồng]] lên to, làm ngập làng Giao Thủy, nơi có chùa. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, lập thành làng Hành Thiện, xây dựng nên ngôi chùa Keo mới, thường được gọi là [[Chùa Keo Hành Thiện|chùa Keo Dưới]] (Keo Hạ) hay [[chùa Keo Hành Thiện]] (nay ở xã Xuân Hồng, huyện [[Xuân Trường]], [[Nam Định]]). Một bộ phận dân cư dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất [[Thái Bình]] và cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là chùa Keo Trên (Keo Thượng), chính là ngôi chùa Keo đang nói tới ở đây.
 
Công việc xây dựng ngôi chùa Keo Thượng được bắt đầu từ năm [[1630]] và hoàn thành vào năm [[1632]] theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của bà Lại Thị Ngọc, vợ Tuần Thọ hầu Hoàng Nhân Dũng và Đông Cung Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ. Chùa do Cường Dũng hầu Nguyễn Văn Trụ vẽ kiểu, phỏng theo kiến trúc của chùa Keo Hành Thiện. Sau khi xây dựng xong, chùa được trùng tu nhiều lần, vào các năm [[1689]], [[1707]], [[1941]]... Lần trùng tu năm [[1941]], có sự giúp đỡ của [[Viện Viễn Đông Bác cổ|Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp]].
Dòng 51:
Trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Gác chuông với bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc Việt Nam. Bộ cánh cửa chạm rồng là bộ cửa độc đáo của cả nước. Chùa còn bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đồ tế thời Lê. Có thể nói Chùa Keo là một bảo tàng nghệ thuật đầu [[thế kỷ 17]], với nhiều kiệt tác đặc sắc.
 
Hằng năm vào ngày mùng 4 tháng giêng [[Âm lịch]], nhân dân làng Keo lại mở hội xuân ngay ở ngôi chùa mang tên làng.
 
Hơn chín tháng sau, vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 Âm lịch, chùa Keo lại mở hội mùa thu. Đây là hội chính, kỷ niệm 100 ngày Thiền sư Không Lộ ([[1016]]-[[1094]]), người sáng lập ngôi chùa, qua đời (ngày 3 tháng 6 Âm lịch).