Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thái Hà Ấp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n chính tả, replaced: bẩy → bảy (2) using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 17:
== Kiến trúc ==
 
Khu ấp Hoàng Cao Khải được xây dựng vào năm 1893, gồm 14 công trình kiến trúc [[lăng mộ]], [[đình]] [[chùa]]... Ở quần thể kiến trúc lăng Hoàng Cao Khải, có thể dễ dàng nhận ra bản sắc kiến trúc [[triều Nguyễn]] cuối thế kỷ XIX, thể hiện qua các họa tiết trang trí (lá thông, lá sen), hai hàng lính chầu, đôi rồng đá trên bậc tam cấp với dáng vẻ dữ tợn. Công trình kiến trúc này được đánh giá đạt đến trình độ kỹ thuật cao tay trong nghệ thuật điêu khắc đá của người Việt.
 
Quần thể ấp bao gồm
=== Lăng Hoàng Cao Khải ===
 
Công trình quan trọng nhất của quần thể là lăng Hoàng Cao Khải, nằm đối diện với lối lên xuống hồ Tẩm Nguyệt, vốn là lăng chính của vợ chồng Hoàng Cao Khải. Toàn bộ lăng được xây theo kiểu [[Chùa Việt Nam#Phân loại theo cấu trúc|chữ Đinh]], làm hoàn toàn bằng đá [[cẩm thạch]] trắng, rất lớn và hoành tráng. Lăng dài 8m, cao 6m, ở giữa có một cái bàn đá màu trắng rộng<ref name="hck"/>.
 
Đá xây dựng được chở về từ phủ [[Quốc Oai]] ([[Hà Tây]]). Chế tác đá là các hiệp thợ nổi tiếng quanh vùng núi [[An Hoạch]] (huyện [[Đông Sơn]], [[Thanh Hóa]]). Các cột, trụ, xà, bảy, cửa võng, diềm, tường, nền đều bằng đá và được chạm trổ trau chuốt.
 
Mộ của Hoàng Cao Khải ở bên trái, của vợ ông ở bên phải, đều bằng đá cẩm thạch trắng cực đẹp, chạm trổ tinh vi, có khắc những dòng chữ Hán sắc xảo. Phía trước mộ là hai hàng lính chầu bằng đá mỗi bên 4 người bồng gươm, cao gần bằng người thật, tầm 1,3m, đầu đội mũ nhỏ có tua đứng gác.
Dòng 38:
Từ năm 1972 đến nay, công trình này đã bị ba hộ dân chiếm dụng. Khu lăng còn một đôi rồng đá khá nguyên vẹn ở nơi trước kia vốn là cửa lăng. Ngày nay cửa đã bị bít lại và khu vực này biến thành nơi để xe và chậu cảnh<ref name=nn/>.
 
=== Đồi Nghinh Phong ===
 
Phía sau lăng Hoàng Cao Khải có đồi Nghinh Phong (Đón Gió) cao 10m. Trên đỉnh đồi trước kia có [[Nghinh Phong Quán]], một nơi để nghỉ ngơi và ngoạn cảnh. Từ chân đồi lên Nghinh Phong Quán có một lối đi gồm 133 bậc thang<ref name="hck"/>.
 
Ngày nay trên đồi có dăm bảy nhà dân ở, được cơi nới xây dựng rất lộn xộn. Người dân xung quanh thường gọi là nhà trên đồi hay nhà trên gò.
 
=== Hồ Tẩm Nguyệt ===
Dòng 52:
== Đánh giá ==
 
Quyết định xếp hạng di tích ngày 28/4/1962 của [[Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Việt Nam)|Bộ VH-TT]] đã đánh giá:
 
“'''Đây là chứng tích duy nhất của nước ta về một quần thể các công trình lăng tẩm, dinh thự của một phó vương'''”