Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mạc Kính Điển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q6720274 Addbot
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 7:
Năm [[1546]], [[Mạc Hiến Tông]] mất, con là [[Mạc Tuyên Tông|Mạc Phúc Nguyên]] còn nhỏ lên thay, tức là Mạc Tuyên Tông. Khiêm vương Mạc Kính Điển là người được Hiến Tông chọn làm phụ chính. Trong triều xảy ra biến loạn: Tứ Dương hầu [[Phạm Tử Nghi]] muốn lập người em của Mạc Thái Tông là Hoằng vương Mạc Chính Trung (con thứ 2 của Mạc Thái Tổ) đã trưởng thành nhưng Mạc Kính Điển không thuận, quyết phò Phúc Nguyên là dòng đích lên ngôi. Tử Nghi bèn cùng Chính Trung khởi binh nổi loạn.
 
Ban đầu Phạm Tử Nghi thắng thế, Mạc Kính Điển cùng Tây quận công [[Nguyễn Kính]] đi đánh Tử Nghi bị bại trận. Tuy nhiên sau đó Tử Nghi nhiều lần tiến đánh [[Hà Nội|Đông Kinh]] nhưng đều bị Kính Điển kiên cường chống trả nên Tử Nghi không thể chiếm được thành, hao binh tổn tướng, phải đem Mạc Chính Trung chạy ra chiếm cứ Yên Quảng ([[Quảng Ninh]]) và thường kéo về cướp phá Hải Dương. Sau Tử Nghi quay sang đánh phá sang [[Quảng Đông]], [[Quảng Tây]], [[nhà Minh]] không kiềm chế nổi, sai người sang trách [[nhà Mạc]].
 
Sau Tử Nghi lại đem Chính Trung quay về Yên Quảng định đánh Đông Kinh. Năm [[1551]], Mạc Kính Điển mang quân đi dẹp Phạm Tử Nghi, sai kẻ dưới quyền lừa bắt được Tử Nghi đem chém. Mạc Chính Trung bỏ chạy sang [[Trung Quốc]] và bị giết. Có thuyết nói Tử Nghi chết về tay người Minh.
 
===Chuyển nguy thành an===
Năm [[1550]], trong khi chưa dẹp xong Mạc Chính Trung thì trong triều lại xảy ra biến loạn khác. Thái tể Lê Bá Ly quyền thế quá lớn, có phần hống hách. Phạm Quỳnh, Phạm Dao xin Mạc Tuyên Tông vây bắt. Vua Mạc nghe theo. Bá Ly cùng thông gia là Nguyễn Thiến mang gia quyến gồm các tướng Nguyễn Quyện, Nguyễn Khải Khang, Lê Khắc Thận chạy vào [[Thanh Hóa]] hàng theo [[nhà Hậu Lê|nhà Lê]].
 
[[Nhà Mạc]] bị tổn thất nặng về nhân sự, nhân tâm dao động, quân Lê - [[Chúa Trịnh|Trịnh]] thừa cơ hợp binh với tướng cát cứ ở [[Tuyên Quang]] là Vũ Văn Mật tiến đánh. Theo [[Đại Việt thông sử]], lúc đó độc có Mạc Kính Điển tận tụy trung thành phò tá vua Mạc, mang xa giá rời kinh thành sang sông, chạy đến [[Kim Thành]] (Hải Dương). Mạc Kính Điển ở lại đốc suất quân sĩ chống cự. Quân Lê Trịnh không đánh nổi phải rút lui.
Dòng 18:
Tình thế yên ổn trở lại, Kính Điển chủ động mang quân đánh địch trước. Liên tiếp mấy năm mang quân vào [[Thanh Hóa]], dù không thắng lợi nhưng đẩy quân Lê vào thế bị động, kiềm chế sức tấn công của đối phương. Có lần bị thua nặng, Kính Điển phải nhảy xuống sông trốn thoát một mình, ẩn náu trong hang núi 3 ngày, ôm được cây chuối theo dòng nước sông mà thoát về.
 
Sau khi được con Nguyễn Thiến là [[Nguyễn Quyện]] quay về theo nhà Mạc, tình thế quân Mạc phấn chấn hơn, đánh lui được các đợt tấn công của quân Lê - Trịnh.
 
==Phụ chính lần thứ hai==
Dòng 32:
 
==Nhận định==
Tài năng, đức độ của Mạc Kính Điển chẳng những khiến người trong triều Mạc tôn kính mà ngay phía đối phương cũng phải nể sợ. Cho dù nhà Mạc là kẻ thù không đội trời chung với [[nhà Hậu Lê]], sách [[Đại Việt sử ký toàn thư|Đại Việt Sử ký Toàn thư]] do các sử gia nhà Lê soạn phải thừa nhận: ''"Kính Điển là người nhân hậu, dũng lược, thông minh, tài trí, nhạy bén, hiểu đời, từng trải nhiều gian nan nguy hiểm, cần lao, trung thành"''; sách [[Đại Việt thông sử]] của [[Lê Quý Đôn]] cũng ghi nhận: ''"Kính Điển là người nhân hậu, linh mẫn, dũng cảm có thừa"''.
 
Mặc dù trong những lần mang quân vào đánh Thanh Hoá, Mạc Kính Điển thường không thắng được quân nhà Lê nhưng tài chèo lái của ông với nhà Mạc trước nhiều cơn nguy biến và những cuộc chống trả thành công của ông trước những cuộc tấn công ra bắc của họ Trịnh khiến nhà Mạc vẫn đứng vững.
 
Sau khi Thái tổ [[Mạc Đăng Dung]] mất, ông là trụ cột lớn nhất; và sau khi ông mất không có người thay thế xứng đáng cho nhà Mạc. Cái chết của Mạc Kính Điển là tổn thất không thể bù đắp với [[nhà Mạc]]. Bởi vậy không lâu sau sự ra đi của ông, nhà Mạc mất theo.