Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kênh nước”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
'''Kênh nước''' hay ''thủy đạo'' ([[tiếng Anh]]: ''channel'') là một khái niệm trong ngành [[địa lý tự nhiên]], dùng để chỉ một [[lòng sông]], một [[châu thổ|vũng lầy]] hoặc một [[eo biển]] có đáy (lòng) và bờ.
 
Một kênh nước có thể là một dòng chảy tự nhiên hoặc ''nhân tạo'' xuyên qua một [[ám tiêu|đá ngầm]], [[bãi nông]], [[vịnh]] hoặc bất cứ một khối nước nông nào. Ngành hàng hải thường xuyên sử dụng khái niệm này khi muốn nói đến một đường nước đã được cơ quan chuyên trách nào đó của chính phủ đảm bảo là an toàn (có đủ độ sâu và độ rộng tối thiểu) cho việc lưu thông qua lại của mọi loại tàu bè. Điểm đến của kênh nước này có thể là [[cảng]] hoặc một bến thuyền.
 
Trách nhiệm giám sát các yếu tố khách quan (dông bão, lũ lụt, sự lắng đọng bùn đất theo mùa) ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông đường thuỷ của tàu thuyền tuỳ thuộc vào từng địa phương. Các hoạt động bảo trì như nạo vét, khơi thông,...thường do một bên thứ ba tiến hành. Tại [[Hoa Kỳ]], lực lượng [[Công binh Lục quân Hoa Kỳ|Công binh Lục quân]] đảm trách nhiệm vụ theo dõi và bảo dưỡng các kênh nước dành cho giao thông đường thuỷ, dù rằng công việc nạo vét bùn đất thường do tư nhân tiến hành dưới sự giám sát của Công binh Lục quân.
 
Trong các tài liệu hàng hải, người ta thường dùng thuật ngữ "kênh nước" với nghĩa tương đương "eo biển" hoặc "luồng lạch". Theo đó, kênh nước là một khối nước hẹp nối liền hai khối nước lớn hơn lại với nhau; trong trường hợp của một [[quần đảo]], vùng nước ngăn cách giữa các đảo với nhau được gọi là luồng lạch.