Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người Khương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 18 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q841325 Addbot
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 13:
== Lịch sử ==
===Sơ kỳ===
Trong các thư tịch Trung Hoa cổ đại, các cụm từ như ''người Khương, Tây Khương, rợ Khương'' thường được sử dụng như là thuật ngữ chung để chỉ các sắc tộc không phải người [[Hoa Hạ]] tại miền tây Trung Quốc ngày nay<ref name=Qiang />. Các dân tộc này thường xuyên gây chiến với các cư dân trong lưu vực sông [[Hoàng Hà]]. Phải cho đến thời [[Tần Mục công]] khi nước [[Tần (nước)|Tần]] nổi lên thì sự bành trướng lãnh thổ của người Khương mới bị ngăn chặn có hiệu quả.
 
Vào thời [[Tam Quốc|Tam quốc]] người Khương cũng đã nổi lên như một thế lực biên cương hùng hậu và gây áp lực cho [[nhà Hán]], họ thường liên kết với các thế lực quân phiệt cát cứ ở phía Tây Bắc để tạo thêm thế lực. Đặc biệt, họ đã từng hưởng ứng và tham chiến trong hàng ngũ thuộc lực lượng quân sự của [[Mã Siêu]] trong các [[trận Đồng Quan]] và [[trận Kí Thành]] để chống lại triều đình.
Dòng 43:
Người Khương cũng có hệ thống cấm kỵ cứng nhắc liên quan tới sinh và tử. Trước khi sinh đứa trẻ, người phụ nữ mang thai không được ra bờ sông hay bờ giếng, không được tới các lễ cưới hay đứng trong tháp canh.
 
Khi sinh, một pháp sư gọi là Đoan công (端公) được mời đến để giúp đỡ bà mẹ sinh con, và những người lạ mặt không được phép than khóc hay bước chân vào nhà. Điều này được ngăn ngừa bằng cách treo một chiếc néo đập lúa lên trên cổng trong một tuần nếu đứa trẻ sinh ra là con trai và một cái thúng tre nếu đứa trẻ sinh ra là con gái.
 
Trong vòng một tháng sau khi sinh con, sản phụ không được vào bếp. Nếu làm trái đi thì bị coi là hành động tội lỗi đối với các vị thần bếp và nhà. Sản phụ này cũng không được ra khỏi nhà và gặp bất kỳ người lạ nào trong vòng 40 ngày sau khi sinh con. Người ta tin rằng các rủi ro ma quỷ hay bệnh tật sẽ theo về nhà và làm hại người mẹ. Một lễ cúng tế gia súc được thực hiện tại bàn thờ gia đình, nơi đứa trẻ được đặt tên.
Dòng 56:
[[Kê]], [[đại mạch]] cao nguyên, khoai tây, lúa mì và [[kiều mạch]] là các nguồn lương thực ổn định của người Khương. Việc tiêu dùng rượu vang và hút thuốc làm từ lá [[họ Phong lan|lan]] cũng phổ biến trong số những người Khương.
 
Người Khương sống trong các ngôi nhà xây cất bằng đá [[đá hoa cương|granit]] và gỗ<ref name=Qiang />, nói chung có 2-3 tầng. Tầng một dùng làm nơi nhốt gia súc và gia cầm, trong khi tầng hai làm nơi ngủ nghỉ và tầng ba là nơi lưu giữ thóc lúa. Nếu không có tầng ba thì lương thực được lưu giữ tại tầng một hay tầng hai.
 
Khéo tay trong việc xây dựng đường xá và cầu cống bằng tre nên người Khương có thể xây dựng chúng trên các vách núi đá và trên các con sông hay suối chảy nhanh. Chỉ sử dụng các cột trụ và các bản bằng gỗ, những cây cầu này có thể kéo dài tới 100 m. Những người Khương khác lại là các thợ nề giỏi việc đào giếng. Những khi mùa màng thất bát, họ thường đi nhiều nơi để đào giếng hay chạm trổ.