Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người M'Nông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 15:
Tại Việt Nam, người M'Nông là một trong số 54 dân tộc được Nhà nước [[Việt Nam|Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam]] chính thức công nhận. Địa bàn cư trú của người M'Nông bao gồm những phần đất thuộc các huyện miền núi tây-nam tỉnh [[Đắk Lắk]], [[Đắk Nông|Đắc Nông]], [[Quảng Nam]], [[Lâm Đồng]] và [[Bình Phước]] (chiếm trên 99,3%) của Việt Nam, nhưng tập trung đông nhất là tại các huyện của tỉnh Đắk Lắk.
 
Dân số của người M'Nông theo điều tra dân số năm 1999 là 92.451 người<ref name=DTDS99 />.
 
Theo [[điều tra dân số|Tổng điều tra dân số và nhà ở]] năm [[2009]], người M’Nông ở Việt Nam có dân số 102.741 người, cư trú tại 51 trên tổng số 63 [[tỉnh (Việt Nam)|tỉnh]], [[thành phố (Việt Nam)|thành phố]]. Người M’Nông cư trú tập trung tại các tỉnh:
Dòng 47:
Dân tộc M'nông thuộc chủng Indonesian. Có tầm vóc thấp, nước da ngăm đen, môi hơi dày, râu thưa, mắt nâu đen, tóc đen, thẳng. Nhiều người có tóc xoăn.
 
Ngôn ngữ M'nông thuộc nhóm Môn-Khmer miền núi phía Nam. Trong vốn từ vựng M'nông bộc lộ rõ sự ảnh hưởng của tiếng Chăm, qua ngôn ngữ Ê Đê và Giarai, là những ngôn ngữ thuộc nhóm Malay-Polynesia, bên cạnh sự ảnh hưởng sâu đậm hơn của nhom Môn-Khmer...
 
Trong quá trình lịch sử phát triển tộc người của mình, do địa bàn cư trú phân tán trên một vùng rừng núi hiểm trở, việc giao lưu giữa các vùng M'nông rất khó khăn, hạn chế, đã phân chia cư dân M'nông ra rất nhiều nhóm địa phương. Nhưng các nhóm này vẫn tự nhận một tên gọi chung là M'nông.
Dòng 95:
Rượu cần, là một nhu cầu phổ biến đối với người M'nông. Nam, nữ, trẻ, già ai cũng thích rượu cần và thuốc lá cuốn...
 
Xã hội truyền thống của người M'nông còn bảo lưu những dấu ấn khá sâu đậm của chế độ mẫu hệ. Người phụ nữ đóng vai trò chủ động trong hôn nhân. Sau lễ cưới, người con trai thường ở bên nhà vợ. Con cái sinh ra đều theo dòng họ mẹ và quyền thừa kế tài sản đều thuộc về những người con gái trong gia đình.
 
Trước đây, người M'nông theo tín ngưỡng đa thần, đặc biệt là các vị thần nông nghiệp và các vị chư thần giống như các vị thần của người Cơ Ho, người Mạ. Đạo Thiên chúa và nhất là đạo Tin lành đã thâm nhập và phát triển vào vùng người M'nông.
Dòng 102:
Trang phục truyền thống của người đàn ông M'Nông ngày xưa là đóng [[khố]], áo chui đầu, hiện nay trang phục này chỉ sử dụng trong các dịp [[lễ hội]]. Đàn bà M'Nông mặc [[váy]] quấn buông dài trên mắt cá chân. Khố, váy, áo của người M'Nông có màu chàm thẫm được trang trí bằng các hoa văn truyền thống, màu đỏ rất đẹp mắt.
 
Người M'nông thích mang nhiều đồ trang sức như: vòng cổ, vòng tay, vòng chân, hoa tai, nhẫn bằng đồng hay bằng bạc...
 
Riêng nữ giới còn thích quàng lên cổ những chuỗi hạt cườm ngũ sắc Những chiếc vòng đồng là cái mà hầu như người M'nông nào cũng có. Đó là kỷ vật của các lễ hiến sinh, hay lễ kết nghĩa anh em, bạn bè. Nó còn tượng trưng cho sự giao ước với thần linh thay lời hứa hôn của đôi trai gái theo tập quán cổ truyền của dân tộc?