Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tôi Có một Ước mơ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tựa đề và sự hình thành: clean up, replaced: chính quyền liên bang → Chính phủ liên bang using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: {{cite news → {{chú thích báo, [[Image: → [[Hình:, |thumb| → |nhỏ| (2), |right| → |phải| (2)
Dòng 1:
{{otheruses}}
[[Tập tin:Martin Luther King - March on Washington.jpg|nhỏ|phải|180px|[[Martin Luther King|Martin Luther King, Jr.]] đọc bài diễn văn ''Tôi Có một Giấc mơ'' tại [[Washington, D.C.]]]]
"'''Tôi có một giấc mơ'''" (tên gốc tiếng Anh: "'''I Have a Dream'''") là tên phổ biến của bài diễn văn nổi tiếng nhất của [[Martin Luther King|Martin Luther King, Jr.]], khi ông nói, với sức mạnh thuyết phục của tài hùng biện, về ước mơ của ông cho tương lai của nước [[Hoa Kỳ|Mỹ]], khi người da trắng và người da đen có thể sống chung hoà thuận như những con người bình đẳng. Ngày [[28 tháng 8]] năm [[1963]], King đọc bài diễn văn này từ những bậc thềm của [[Đài Tưởng niệm Lincoln]] trong cuộc [[Tuần hành đến Washington vì Việc làm và Tự do]]. Đó là thời điểm quyết định cho [[Phong trào Dân quyền Mỹ]].
 
Khởi đầu với gợi ý đến bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ, văn kiện năm 1863 công bố sự tự do cho hàng triệu nô lệ,<ref>I Have a Dream: Martin Luther King Jr. and the Future of Multicultural America, James Echols - 2004</ref> King đưa ra nhận xét, "nhưng một trăm năm sau, người da đen vẫn chưa được tự do."<ref name=Alvarez>Alexandra Alvarez, "Martin Luther King's "I Have a Dream" : The Speech Event as Metaphor", ''Journal of Black Studies'' 18(3); accessed [http://jbs.sagepub.com/content/18/3/337 via SagePub], DOI: 10.1177/002193478801800306.</ref> Khi sắp kết thúc bài diễn văn, King rời bỏ bản thảo soạn sẵn để trình bày một điệp ngữ đầy tính ngẫu hứng, khi ông nhắc đi nhắc lại câu, "Tôi có một giấc mơ", có lẽ theo yêu cầu của [[Mahalia Jackson]], “Martin, hãy nói cho họ biết về giấc mơ!” <ref>See Taylor Branch, Parting the Waters: ''[[America in the King Years]] 1954-1963''.</ref> Đây là thời khắc đẩy cảm xúc người nghe lên đỉnh điểm, và khiến nó trở nên phần nổi tiếng nhất của bài diễn văn: King kể cho họ nghe giấc mơ của ông, phác họa những hình ảnh về sự tự do và bình đẳng đang trỗi dậy từ vùng đất nô lệ và đầy hận thù.<ref name=Mills>Nicolaus Mills, "What Really Happened at the March on Washington?", ''Dissent'', Summer 1988; reprinted in ''Civil Rights Since 1787: A Reader on the Black Struggle'', ed. Jonathan Birnbaum and Clarence Taylor, New York: New York University Press, 2000.</ref> "Tôi có một giấc mơ" đứng đầu danh sách 100 bài diễn văn chính trị xuất sắc nhất nước Mỹ trong thế kỷ 20, theo sự bình chọn năm 1999 của giới học giả về diễn thuyết trước công chúng.<ref>{{chú thích web |title=I Have a Dream Speech Leads Top 100 Speeches of the Century |author=Stephen Lucas and Martin Medhurst |publisher=[[University of Wisconsin–Madison]] |date=December 15, 1999 |url=http://www.news.wisc.edu/releases/3504.html |accessdate=2006-07-18}}</ref>
==Bối cảnh==
[[File:IhaveadreamMarines.jpg|thumbnhỏ|rightphải|250px|Quang cảnh cuộc tuần hành, nhìn từ Đài Tưởng niệm Lincoln]]
Cuộc Tuần hành vì Việc làm và Tự do tổ chức tại Washington một phần nhằm biểu dương sự hậu thuẫn dành cho cuộc vận động của Tổng thống [[John F. Kennedy|Kennedy]] trong tháng 6 thông qua các đạo luật dân quyền. King cùng những nhà lãnh đạo Phong trào Dân quyền đồng ý duy trì lập trường ôn hòa, và tránh kêu gọi những hành động bất tuân dân sự là dấu ấn nổi bật của Phong trào Dân quyền. King dự định sử dụng diễn từ này như một cơ hội để tôn vinh [[Diễn văn Gettysburg]] của [[Abraham Lincoln]], nhân dịp kỷ niệm một trăm năm Bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ.<ref name="Mills"/>
===Tựa đề và sự hình thành===
Dòng 27:
Theo sắp đặt của chương trình, King là người thứ mười sáu trong số mười tám diễn giả phát biểu trong ngày tổ chức cuộc tuần hành.<ref>http://www.archives.gov/historical-docs/todays-doc/index.html?dod-date=828</ref>
 
Dân biểu Hoa Kỳ John Lewis, ông cũng là một diễn giả tại sự kiện này với tư cách chủ tịch Ủy ban Phối hợp Sinh viên Bất bạo động, nhận xét, "Tiến sĩ King có sức mạnh, năng lực, và khả năng chuyển hóa những bậc thềm của Đài Tưởng niệm Lincoln thành một địa điểm được tưởng nhớ lâu dài. Bằng cung cách diễn thuyết của ông, King đã giáo dục, soi dẫn, và loan báo không chỉ cho những người có mặt ở đó, nhưng cho mọi người trên khắp nước Mỹ, và cho những thế hệ chưa sinh ra."<ref>{{citechú newsthích báo |title=A "Dream" Remembered |publisher=NewsHour |date=August 28, 2003 |url=http://www.pbs.org/newshour/bb/race_relations/july-dec03/march_08-28.html |accessdate=2006-07-19}}</ref>
 
Những ý tưởng được thể hiện trong bài diễn văn phản ánh những ngược đãi King đã nếm trải như một người da đen, và kêu gọi sự quan tâm đến lý tưởng của nước Mỹ như là một quốc gia được thành lập để cung ứng quyền tự do và công lý cho mọi người, rồi ông củng cố và làm thăng hoa những lý tưởng ấy bằng cách đặt chúng vào một bối cảnh thiêng liêng với lập luận rằng sự công bằng xã hội là phù hợp với ý chỉ của Chúa. Như thế, bài diễn văn đã cống hiến cho nước Mỹ cơ hội được cứu rỗi khỏi tội kỳ thị chủng tộc.<ref>See David A. Bobbitt, ''The Rhetoric of Redemption: Kenneth Burke's Redemption Drama and Martin Luther King, Jr.'s "I Have a Dream" Speech'' (Lanham, MD: Rowman & Littlefield, 2004)</ref> King miêu tả những gì nước Mỹ đã hứa hẹn là một "tín phiếu" mà nước Mỹ không chịu thanh khoản. Ông nói, "nước Mỹ đã trao cho người da đen một tấm ngân phiếu xấu", nay "chúng ta đến để đổi tấm ngân phiếu ấy thành tiền" bằng cách tuần hành ở Washington, D. C.
Dòng 36:
==Phản hồi==
Một ngày sau, bài diễn văn nhận được sự tán tụng, và được những nhà quan sát xem là đỉnh cao của cuộc tuần hành.<ref>"The News of the Week in Review: March on Washington—Symbol of intensified drive for Negro rights," ''New York Times'' (September 1, 1963). ''The high point and climax of the day, it was generally agreed, was the eloquent and moving speech late in the afternoon by the Rev. Dr. Martin Luther King Jr., [...].''</ref> James Reston, một cây bút của tờ [[New York Times]], nhận xét, "Tiến sĩ King đã chạm đến tất cả chủ đề của ngày ấy, chỉ để làm tốt hơn những người khác. Ông là một biểu tượng đầy trọn cho Lincoln và [[Gandhi]], và thấm đẫm tinh thần của [[Kinh Thánh]]. Ông vừa quyết liệt vừa trầm lắng, và khiến đám đông ra về với cảm giác rằng một cuộc hành trình dài là xứng đáng". Reston cũng nhận thấy "sự kiện đã được truyền hình và báo chí tường thuật tốt hơn bất cứ sự kiện nào khác kể từ lễ nhậm chức của Tổng thống Kennedy," và tin rằng "sẽ còn lâu lắm [Washington] mới quên được giọng du dương u buồn của Mục sư Martin Luther King Jr. nói với đám đông về giấc mơ của ông."<ref>James Reston, "'I Have a Dream...: Peroration by Dr. King sums up a day the capital will remember," ''New York Times'' (August 29, 1963).</ref> Một bài viết của Mary McGrory đăng trên tờ [[Boston Globe]] thuật lại rằng diễn từ của King đã "hút hồn" và "cảm động đám đông" trong ngày ấy theo cách không một diễn giả nào khác có thể làm được.<ref>Mary McGrory, "Polite, Happy, Helpful: The Real Hero Was the Crowd," ''Boston Globe'' (August 29, 1963).</ref> Marquis Childs của tờ [[Washington Post]] viết rằng diễn văn của King "vượt quá thuật hùng biện đơn thuần".<ref>Marquis Childs, "Triumphal March Silences Scoffers," ''The Washington Post'' (August 30, 1963).</ref> Một bài báo trên tờ [[Los Angeles Times]] bình luận rằng "tài hùng biện vô song" được thể hiện bởi King, "nhà hùng biện siêu đẳng" với phong cách cách quá hiếm hoi đến nỗi hầu như bị lãng quên trong thời đại chúng ta, "đã khiến những kẻ chủ trương phân biệt phải hổ thẹn" bằng cách soi sáng "lương tâm của nước Mỹ" với công lý của chính nghĩa quyền công dân.<ref>Max Freedman, "The Big March in Washington Described as 'Epic of Democracy'," ''Los Angeles Times'' (Sep. 9, 1963).</ref>
[[ImageHình:i-have-a-dream-site.jpg|thumbnhỏ|rightphải|230px|Địa điểm King đọc bài diễn văn trên những bậc thềm của Đài Tưởng niệm Lincoln được lưu dấu bằng tấm đá hoa cương]]
William C. Sullivan, người đứng đầu đơn vị phản gián của [[FBI]], CONIELPRO, hai ngày sau khi King đọc diễn từ "Tôi có một giấc mơ", viết một bản ghi nhớ về ảnh hưởng đang gia tăng của King: "Xét đến ảnh hưởng trên người da đen, với bài diễn văn mị dân đầy thu hút của King hôm qua, ông ấy đứng vượt trội hơn hẳn tất cả lãnh tụ da đen cộng lại. Chúng ta phải đánh dấu ông ta ngay bây giờ, nếu trước đây chưa làm như thế, như là người da đen nguy hiểm nhất trong tương lai tại quốc gia này".<ref>Memo hosted by American Radio Works (American Public Media), "[http://americanradioworks.publicradio.org/features/king/d4.html The FBI's War on King]".</ref>