Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường ray”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 54 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q284101 Addbot
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
Dòng 1:
[[Tập tin:Spoorbaan houten dwarsliggers alphen aan den rijn.jpg|nhỏ|phải|250px|Đường ray.]]
'''Đường ray''' hay '''đường rầy''' là thành phần cơ bản trong '''[[giao thông đường sắt]]'''. Đường ray cùng với bộ phận chuyển ray (bẻ ghi) dẫn hướng cho [[tàu hỏa]] hay [[xe điện]] di chuyển mà không cần lái. Tuyến đường ray gồm 2 ray [[song song]] với nhau đặt trên các thanh ngang gọi là [[tà vẹt]], tà vẹt được đặt trên lớp [[đá dăm]] gọi là đá [[ba lát]]. Liên kết giữa các thanh ray và thanh nối tà vẹt là đinh ray, đinh ốc hoặc kẹp. Loại liên kết phụ thuộc một phần vào loại vật liệu tà vẹt, các loại đinh được dùng khi tà vẹt bằng gỗ, còn nếu tà vẹt bằng [[bêtông]] thì phần lớn dùng kẹp ray hoặc dùng liên kết bằng [[bulông]].
 
Với loại tà vẹt bằng gỗ, người ta thường đặt bản đệm giữa thanh ray và tà vẹt tăng diện tích truyền áp lực của thanh ray xuống tà vẹt (để làm giảm [[ứng suất]]). Hoặc người ta bắt đinh thẳng từ thanh ray xuống xuyên qua lỗ trên bản đệm, hoặc người ta bắt đinh liên kết bản đệm với thanh tà vẹt, còn thanh ray bắt vào bản đệm bằng kẹp.
Dòng 25:
 
==Phân loại ray==
Ray được phân loại dựa trên trọng lượng đơn vị. Ray càng nặng càng chịu được tải trọng lớn và [[vận tốc]] của tàu chạy cũng tăng lên, tuy nhiên ray nặng đòi hỏi chi phí lớn. Ở [[Bắc Mỹ]] và [[Anh Quốc]] người ta phân loại ray theo đơn vị pound/yard, tức là "ray 130 pound" sẽ có trọng lượng 130 pound (khoảng 59  kg) trên chiều dài 1 [[yard]] (0.9144 m). Loại ray thông thường là từ 115 đến 141 pound (khoảng 52 đến khoảng 64  kg). Ở [[châu Âu]] người ta dùng đơn vị kg/m, thông thường ray nặng từ 40 đến 60  kg/m. Loại ray nặng nhất từng được sản xuất hàng loạt là ray cho tuyến [[Pennsylvania]] ([[Hoa Kỳ]]) là loại ray 170 [[pound]] (khoảng 70  kg).
 
Tại [[Việt Nam]] đang sử dụng 2 loại ray thông dụng, đó là ray P38 và ray P43. Ray P38 nặng 38Kg/m; ray P43 nặng 43Kg/m
 
==Nối ray==
[[Tập tin:Fishplate_joining_two_sections_of_bullhead_rail_at_Cardiff_Bay_railway_station_02Fishplate joining two sections of bullhead rail at Cardiff Bay railway station 02.jpg|nhỏ|phải|250px|Hai thanh ray được nối bằng bản cá]]
Các thanh ray được chế tạo thành đoạn có chiều dài cố định do bị hạn chế bởi khả năng chuyên chở cũng như để tạo thuận lợi cho việc sản xuất hàng loạt. Do vậy cần phải nối các thanh ray lại để tạo thành tuyến đường dài liên tục. Hiện nay các thanh ray thường có chiều dài 11,9 m.
 
Dòng 36:
Là phương pháp nối các thanh ray bằng cách dùng các bản thép nối gọi là bản cá hay bản nối và bắt bulông (''boulon'' trong tiếng Pháp).
 
Bản cá thường dài khoảng 60  cm được bắt bulông vào hai đầu 2 thanh ray cần nối. Số lượng bulông cần dùng thường là 4, đôi khi dùng tới 6. Giữa các thanh ray người ta chừa ra khoảng trống, gọi là khe giãn, để các thanh ray có thể giãn ra khi trời nóng. Các lỗ trên tấm bản cá có hình oval cũng nhằm mục đích trên. Cách bố trí các mối nối ray cũng khác nhau, ở Anh người ta bố trí các mối nối trên 2 thanh ray cùng một chỗ trong khi ở Mỹ người ta bố trí so le.
 
Do phải chừa các khe co giãn nên khi bánh tàu hỏa chay qua mối nối ray sẽ phát ra âm thanh va chạm. Do vậy tàu lửa chạy trên tuyến sẽ không êm thuận bằng tuyến đường sử dụng kỹ thuật nối ray bằng phương pháp hàn, đồng thời vận tốc cũng không cao.
Dòng 46:
 
===Ray hàn===
[[Tập tin:Geschweisster_schienenstossGeschweisster schienenstoss.jpeg|nhỏ|250px|phải|Hai thanh ray nối hàn]]
Kỹ thuật hàn đường ray đã phổ biến từ những năm 1950. Các tuyến đường sắt hiện đại phần lớn sử dụng ray hàn liên tục (CWR). Các đoạn ray được hàn lại với nhau bằng kỹ thuật hàn chảy đối đầu để tạo thành tuyến đường liên tục dài vài km hoặc sử dùng kỹ thuật hàn nhiệt nhôm để sửa chữa hay nối các đoạn CWR có sẵn. Bởi vì số lượng các mối nối ít đi nên tuyến đường sẽ trở nên êm thuận hơn rất nhiều, không những vậy mối nối loại này còn cứng hơn loại mối nối thông thường và ít cần duy tu bảo dưỡng hơn.
 
Dòng 72:
 
===Đường ray không tà vẹt===
[[Tập tin:Feste_Fahrbahn_FFB%C3%B6glFeste Fahrbahn FFBögl.jpg|nhỏ|250px|phải|Đường ray không tà vẹt]]
Trong những năm gần đây người ta đã phát triển các phương pháp đặt thẳng các thanh ray lên tấm bêtông mà không cần thanh tà vẹt hoặc lớp đá ba lát. Tuy rằng chi phí xây dựng lớn nhưng chi phí duy tu bảo dưỡng thấp hơn tuyến đường truyền thống rất nhiều. Loại đường này chủ yếu sử dụng cho các tuyến tàu cao tốc và các đoạn chạy trong hầm, nơi công tác duy tu bảo dưỡng khó khăn và là nơi ít chịu tác động của ứng suất do sự thay đổi thời tiết (mưa và biến thiên nhiệt độ)