Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhiếp Phong”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 67:
== Tu vị võ công==
Phong có ngoại hiệu "Phong Trung Chi Thần" tức Thần Gió. Là thiên hạ đệ thất cao thủ về khinh công. Sở dĩ có được thành tựu như vậy nhờ tu luyện ba môn khinh công: “Nhiếp Gia Bộ Pháp” học từ phụ thân Nhiếp Nhân Vương, “Cấp Chuyển Bộ Pháp” do [[Quỷ Hổ]] truyền thụ, “Bộ Phong Tróc Ảnh” trong Phong Thần Cước; cộng thêm thiên tư thông minh, sau cùng dung hòa được sở trường của ba nhà làm một thành một môn tuyệt thế khinh công của riêng mình - “'''Bộ Phong Túc Ảnh'''”.
 
 
'''Phong Thần Cước''' là võ công do Hùng Bá dạy đựoc Nhiếp Phong, gồm sáu chiêu:
Hàng 77 ⟶ 76:
#Lôi Lệ Phong Hành
#Phong Quyển Tàn Vân
 
 
'''Ngạo Hàn Lục Quyết''', là võ công gia truyền của Nhiếp Gia:
Hàng 87 ⟶ 85:
#Quyết thứ 5: "Đạp Tuyết Tầm Mai": là chiêu duy nhất trong "Ngạo hàn Lục Quyết" dùng cước vận đao, đao cước đều sử được.
#Quyết thứ 6: "Lãnh Nhẫn Băng Tâm": là thức chí cao vô thượng trong "Ngạo hàn Lục Quyết", đáng tiếc đao phổ đã bị thất truyền. Về sau,trong Động Lăng Vân, do cơ duyên, Phong đã tìm thấy được đao phổ này do tổ tiên là Nhiếp Anh khắc lại trong động.
 
 
 
 
'''Ma Kha Vô Lượng''' là chiêu hợp công với Bộ Kinh Vân, kết hợp Bài Vân Chưởng và Phong Thần Cước.
 
 
'''Sáng đao''' của Trư Hoàng, gồm ba câu khẩu quyết:
Hàng 105 ⟶ 99:
#''Hoành nhãn thiên phu''
#''Tà khán thương sinh''
 
 
'''Ma Đao''' của Tà Hoàng, Nhiếp Phong học đao pháp này khi xảy ra trận chiến với Tuyệt Vô Thần, do bị Đao Hoàng quấy nhiễu nên Ma Đao không hoàn chỉnh, dẫn đến việc Nhiếp Phong nhập ma và giao chiến với Bộ Kinh Vân. Sau này anh ít khi dùng đao pháp này vì nó quá tàn ác.
 
 
'''Thần Phong Động (Thần Phong Công)''', chiêu này Nhiếp Phong nghĩ ra khi tìm cách đánh bại Thần Tướng.
 
 
'''Thiên Đạo Vô Cực''', đây là chiêu thức do Phong Vân kết hợp võ công của 2 người, để sử chiêu này cần Tuyệt Thế Hảo Kiếm vốn đã hấp thu linh khí của Thiên Địa Nhân làm vật dẫn, đây là sát chiêu tạo ra để giết [[Đế Thích Thiên]], đáng tiếc do 2 người công lực kém lão quá xa nên Thiên Đạo Vô Cực không phát huy tác dụng.
 
 
'''Huyền Võ Chân Kinh (Thập Cường Võ Đạo)''': bộ võ học cái thế của Thập Cường Võ Giả, người từng đả bại Đế Thích Thiên. Chia ra làm 2 đường nội ngoại công gồm: quyền, cước, chưởng, chỉ, trảo, đao, kiếm, thương, kích, bổng. Nhiếp Phong bằng ngộ tính siêu phàm đã ngộ ra được "Tiến chiêu" nhờ bức bích họa Lăng Vân Động. Sau này được huynh đệ song sinh của hoàng thượng Văn Long truyền thêm cho "Sát chiêu" để tiêu diệt Đoạn Lãng. Đáng tiếc do không có thần binh như Tuyết Ẩm Đao (lúc này đã gãy) nên chẳng thể phát huy uy lực của chiêu, kết quả là tâm đoạn khí tuyệt. Phải nhờ Bộ Kinh Vân truyền Long Nguyên công lực mới cứu được.
 
 
'''Phong Thần Nộ''', chiêu đao này do Vô Danh truyền thụ để đối phó với [[Kiếm Ngục]].
Hàng 132 ⟶ 121:
== Tuyết Ẩm Đao ==
Vũ khí của Nhiếp Phong là bảo đao gia truyền Tuyết Ẩm, tuyệt thế thần binh xứng danh thiên hạ đệ nhất đao.
 
 
Tương truyền năm xưa Nữ Oa suốt trăm ngàn năm luyện đá vá trời mới được ba vạn sáu ngàn năm trăm linh bốn viên đá các màu, khảm vào những lỗ hổng trên thinh không. Nhưng Người lại tính nhầm, vá trời xong còn thừa ra bốn kỳ thạch. Để không cô phụ “diệu dụng” của bốn viên đá, Nữ Oa đẩy chúng xuống phàm gian, mặc chúng tự chọn chủ, tạo phúc cho người hữu duyên. Bốn viên đá nguyên là Băng Phách, Bạch Lộ (rèn nên Tuyết Ẩm), Hắc Hàn (rèn nên Tuyệt Thế Hảo Kiếm) và Thần Thạch (luyện thành Vu Bát ''(?)'').
 
 
'''Bạch Lộ là thạch trung chi hàn thiết''' - '''vật chí hàn trong thiên địa''', hàn khí có thể hóa băng đóng dày ba thước, hơn nữa còn hàm chứa thiết tính - chính là viên thiên thạch đã rèn nên Tuyết Ẩm. Cái tên '''Tuyết Ẩm''' mang nghĩa '''uống tuyết'''. Tuyết Ẩm, đao xuất tất biến nội lực chủ nhân thành băng, hàn khí kinh nhân, vì vậy tổ tiên họ Nhiếp rèn nên đao còn sáng tạo ra '''Ngạo Hàn Lục Quyết''' sáu chiêu đao pháp phát huy hết cái băng giá của đao.
 
 
Tuyết Ẩm đã từng bị chính Nhiếp Phong bẻ gãy trong trận chiến với Bộ Kinh Vân, nhưng sau đó được nhạc phụ của Phong là Đệ Nhị Đao Hoàng đúc tạo lại. Nhiếp Phong vốn có thể '''dĩ khí thành đao''' dùng đao cước thay đao thật, vì thế nên trong suốt phần 2 của truyện, không có Tuyết Ẩm, Nhiếp Phong vẫn có thể tung hoành như một vị võ lâm thần thoại trên giang hồ.