Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Điều dưỡng viên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: <references/> → {{tham khảo}} using AWB
Dòng 1:
[[File:Krankenschwester doku1.jpg|nhỏ|phải|300px|Một nữ điều dưỡng viên ở Đức]]
'''Điều dưỡng viên''' là người phụ trách công tác [[điều dưỡng]], chăm sóc [[sức khỏe]], kiểm tra tình trạng [[bệnh nhân]], kê [[toa thuốc]] và các công việc khác để phục vụ cho quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân. Theo một định nghĩa khác thì Điều dưỡng viên (bao gồm cả nam và nữ) là những người có nền tảng khoa học cơ bản về điều dưỡng, đáp ứng các tiêu chuẩn được kê toa tùy theo sự [[giáo dục]] và sự hoàn thiện [[lâm sàng]]<ref>Dorland’s Medical Dictionary, edition 30th , 2006</ref>.
 
Ở Việt Nam, trước đây người điều dưỡng được gọi là [[Y tá]], có nghĩa là người phụ tá của người thầy thuốc. Ngày nay, [[điều dưỡng]] đã được xem là một nghề độc lập trong hệ thống y tế do đó người làm công tác điều dưỡng được gọi là điều dưỡng viên. Người điều dưỡng hiện có nhiều cấp bậc, trình độ và đã được qui định rất cụ thể và chi tiết trong hệ thống ngạch bậc công chức theo các văn bản quy định của [[Bộ Nội vụ (Việt Nam)|Bộ Nội vụ]] nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Dòng 26:
Cuối thế kỷ XIX, khi các [[bệnh viện]] đầu tiên của Việt Nam được [[người Pháp]] thành lập thì ngành điều dưỡng và nghề điều dưỡng viên mới chính thức được hình thành.<ref name="vietbao.vn"/> Lúc đầu những người điều dưỡng được đào tạo tại các bệnh viện theo cách "cầm tay chỉ việc" để làm công việc phục vụ. Đến năm 1946, các khóa đào tạo [[y tá]], [[hộ sinh]] nông thôn được mở ra và sau đó tăng lên trình độ trung học vào cuối những năm 1960. Hệ đào tạo cao đẳng và đại học điều dưỡng được bắt đầu vào cuối thế kỷ XX.
 
Từ năm 2000 trở đi, ngành điều dưỡng Việt Nam có những thay đổi như hình thành được hệ thống quản lý điều dưỡng ở các cấp với 65% [[Sở Y tế]] các tỉnh đã bổ nhiệm điều dưỡng trưởng, 84,7% các bệnh viện có phòng điều dưỡng, công tác đào tạo điều dưỡng đã nâng lên được hai bậc ở trình độ [[cao đẳng]] và [[đại học]], thực hành điều dưỡng đang có chuyển biến thông qua thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện, vị trí xã hội của người điều dưỡng đã được nhìn nhận.
 
===Thực trạng ===
Ở Việt Nam, cứ một [[bác sĩ]] thì có 1,5 điều dưỡng, trong khi tỷ lệ tối thiểu mà [[Tổ chức Y tế Thế giới]] khuyến cáo là 1 bác sĩ/4 điều dưỡng. Tỷ lệ này ở Việt Nam cũng là thấp nhất trong khu vực [[Đông Nam Á]].<ref name="vnexpress.net">http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2005/03/3b9dc533/</ref> Thiếu người, trình độ chưa cao, áp lực công việc lớn<ref>http://www.zing.vn/news/xa-hoi/nhoc-nhan-nghe-dieu-duong-vien/a84287.html</ref> cũng là yếu tố làm tăng tần suất rủi ro của các điều dưỡng viên.
 
Một khảo sát tại [[Bệnh viện Nhi Trung ương]] năm 2003 cho thấy, có tới 75% số nhân viên y tế bị vật sắc nhọn đâm khi làm việc (tiêm truyền, bẻ ống thuốc...) mặc dù đa số có đeo găng tay. Gần 93% trong số đó là điều dưỡng viên. Số lần gặp rủi ro này trung bình là 5 lần mỗi năm, có trường hợp đến 67 lần. Phần lớn trong số họ bị vật sắc nhọn đâm xuyên thấu qua da nên nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường [[máu]] rất cao.<ref name="vnexpress.net"/>
 
==Chú thích==
{{tham khảo}}
<references/>
 
{{Điều dưỡng}}