Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hội thánh vô hình”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
Dòng 1:
 
'''Hội thánh vô hình''' là khái niệm thần học về một tập hợp "vô hình" gồm những người được Chúa chọn và chỉ có Chúa biết họ, trái với "hội thánh hữu hình" – một định chế trên đất, rao giảng phúc âm và cử hành các thánh lễ. Mỗi thành viên của hội thánh vô hình đều là người đã được [[cứu rỗi]], trong khi hội thánh hữu hình bao gồm những cá nhân được cứu và cả những người không được cứu rỗi. Học thuyết này lập nền trên giáo huấn của [[Kinh Thánh]] chép trong [[Phúc Âm Matthew|Phúc âm Matthew]] 7: 21 – 23;<ref>''Không phải bất cứ ai nói với Ta: "Lạy Chúa, lạy Chúa" đều được vào vương quốc thiên đàng đâu; nhưng chỉ người nào làm theo ý muốn của Cha Ta ở trên trời mà thôi. <br/>Vào Ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Ta: "Lạy Chúa, lạy Chúa! Chúng con đã chẳng từng nhân danh Chúa nói tiên tri, nhân danh Chúa đuổi quỷ, nhân danh Chúa thực hiện nhiều phép lạ đó sao?" <br/>Khi ấy, Ta sẽ phán rõ ràng với họ rằng: "Hỡi những kẻ làm ác, hãy lui ra khỏi Ta, Ta chẳng hề biết các ngươi bao giờ!"'' - Phúc âm Ma-thi-ơ 7: 21 – 23</ref> 13: 24 – 30;<ref name=Matthew>{{chú thích sách|publisher=Phúc âm Ma-thi-ơ 13: 24 – 30|title=Chúa Giê-xu phán với họ một ẩn dụ khác: "Vương quốc thiên đàng ví như một người gieo giống tốt trong đồng ruộng mình. Nhưng lúc mọi người đang ngủ thì kẻ thù của người ấy đến, gieo cỏ lùng vào giữa lúa rồi đi. Khi lúa mọc lên và trổ bông thì cỏ lùng cũng xuất hiện. <br/>Các đầy tớ của chủ nhà đến trình rằng: 'Thưa chủ, chẳng phải chủ đã gieo giống tốt trong đồng ruộng của chủ sao? Vậy, cỏ lùng do đâu mà có?’ Chủ đáp: 'Một kẻ thù đã làm điều ấy.' Các đầy tớ thưa rằng: 'Vậy chủ có muốn chúng tôi nhổ cỏ đó không?' Chủ đáp: 'Không nên, e khi nhổ cỏ lùng, các ngươi nhổ lầm cả lúa chăng. Cứ để cả hai cùng lớn lên cho đến mùa gặt; khi vào vụ gặt, ta sẽ dặn thợ gặt thu gom cỏ lùng trước, bó lại từng bó rồi đốt đi; còn lúa thì lưu trữ vào kho của ta" - }}</ref> Rô-ma 2: 28, 29;<ref>''Vì một người chỉ bề ngoài là người Do Thái thì không phải là người Do Thái thật, còn sự cắt bì về mặt thể xác bên ngoài thì không phải là sự cắt bì thật. Nhưng một người bên trong là người Do Thái mới là thực là người Do Thái; sự cắt bì thật phát xuất từ tấm lòng, bởi Thánh Linh, chứ không theo chữ nghĩa. Một người như vậy sẽ được khen ngợi, không phải từ loài người, mà từ Thiên Chúa.'' - Rô-ma 2: 28, 29</ref> Cô-lô-se 2: 11.<ref>''Trong Ngài, anh em cũng nhận cắt bì, không phải do tay con người thực hiện, nhưng là sự cắt bì bởi Chúa Cơ Đốc, tức là sự lột bỏ bản tính xác thịt của chúng ta.'' - Cô-lô-se 2: 11</ref>
==Augustine==
[[Tập tin:Sandro_Botticelli_050Sandro Botticelli 050.jpg|nhỏ|190px|[[Augustine thành Hippo]] (354 - 430)]]
[[Augustine thành Hippo#Hội thánh hữu hình và Hội thánh vô hình|Augustine thành Hippo]] đã trình bày giáo lý này như một phần trong những luận cứ của ông nhằm phản bác giáo phái Donatist.<ref>{{cite book
|author=Justo L. Gonzalez
Hàng 15 ⟶ 14:
 
==Công giáo Rôma==
Ban đầu, thần học Công giáo Rôma phản bác khái niệm này bằng cách nhấn mạnh rằng khía cạnh hữu hình của giáo hội được lập nền trên Chúa Kitô, nhưng đến thế kỷ 20, họ tập chú nhiều hơn vào đời sống nội tâm của giáo hội như là một cấu trúc siêu nhiên, xem giáo hội là ''“Nhiệm thể Chúa Kitô” (Mystici Corporis Christi)''<ref>[http://www.vatican.va/holy_father/pius_xii/encyclicals/documents/hf_p-xii_enc_29061943_mystici-corporis-christi_en.html Mystici Corporis Christi]</ref> theo Thông điệp của [[Giáo hoàng Piô XII]] công bố năm 1943. Giáo hội là một thân thể, bởi vì Giáo hội là một cơ quan hữu hình, sống động và tăng trưởng, được linh họat bởi Chúa Thánh Thần. Giáo hội là nhiệm thể bởi vì bản tính cốt yếu của Giáo hội là một mầu nhiệm, và mọi giáo huấn, luật lệ và nghi thức của Giáo hội là nguồn ân sủng của bí tích. Và Giáo hội là Nhiệm thể Chúa Kitô bởi vì Chúa Kitô thành lập Giáo hội. Chúa vẫn là vị Thủ lĩnh vô hình của Giáo hội, và qua Chúa, mọi phúc lành được chuyển thông cho các thành viên của Giáo hội, và qua họ đến với phần còn lại của nhân loại. Theo giáo lý Công giáo, một hội thánh thật là cộng đồng hữu hình do Chúa Kitô thành lập, đó là [[Giáo hội Công giáo Rôma]] mà thẩm quyền đại diện Chúa Kitô trên toàn cầu là Giám mục thành Rôma. <ref>[http://www.therealpresence.org/archives/Church_Dogma/Church_Dogma_027.htm [[John Hardon]], Definition of the Catholic Church]</ref>
 
==Chính Thống giáo==