Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Xuân Ôn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: Thêm thể loại using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 6:
Từ nhỏ, vốn thông minh ham học, nhưng vì ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, mẹ mất sớm<ref>Cha ông họ Nguyễn, theo nghiệp đèn sách, nhưng không dỗ đạt gì. Mẹ ông họ Phùng (các nguồn sách tham khảo đều không cho biết tên hai người). Năm 1878, ông đang ở Bình Thuận và khi ấy song thân ông đều đã mất, nhưng xét công, vua Tự Đức cho truy tặng cha ông tước Phụng thành đại phu, mẹ ông tước Ngũ phẩm nghi nhân (căn cứ theo ''Tờ biểu tạ về việc cha mẹ được phong tặng'' do ông soạn).</ref> phải đến ở với bà nội, nên đi học muộn.
Năm [[Giáp Thìn]] (1844), ông đỗ tú tài lúc 18 tuổi, nhưng rồi lận đận mãi đến năm 42 tuổi, ông mới đỗ Cử nhân khoa [[Đinh Mão]] (1867), và bốn năm sau, ông mới đỗ Tiến sĩ khoa [[Tân Mùi]] (1871) cùng khoa với [[Nguyễn Khuyến]] và Phó bảng Lê Doãn Nhã, người bạn đồng hương sau này cộng tác đắc lực với ông trong cuộc khởi nghĩa.
 
===Làm quan nhà Nguyễn===
Bước đầu ra làm quan, Nguyễn Xuân Ôn làm việc ở Viện Hàn lâm ([[Huế]]) ba năm với chân Biên tu, rồi được bổ làm Tri phủ Quảng Ninh (tỉnh [[Quảng Bình]]). Đến đây, biết có lệ bắt dân phải nạp gạo củi hàng tháng, ông liền đòi gửi sớ về kinh hạch tội khiến các viên quan cai trị địa phương phải vội vàng bỏ lệ đó.
 
Một lần, vì bắt tội một giáo sĩ người [[Pháp]] (ông này đã dùng lọng vàng [màu chỉ dành riêng cho nhà vua] trong lúc đi giảng đạo), ông bị vua Tự Đức (khi ấy đang có chủ trương hòa nghị với thực dân Pháp), đổi làm Đốc học tỉnh [[Bình Định]]. Mến tiếc viên quan cương trực, thanh liêm, nhân dân phủ Quảng Ninh đã ba lần làm đơn xin lưu ông lại mà không được. Ở Bình Định một thời gian, ông vào Huế giữ chức Ngự sử rồi Biện lý [[bộ Hình]].
Dòng 28:
===Về quê kháng Pháp===
Tháng Năm năm [[Ất Dậu]] (Đêm 4, sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885), [[Trận Kinh thành Huế 1885|kinh thành Huế thất thủ]], vua [[Hàm Nghi]] xuất bôn rồi hạ dụ Cần Vương, ông được Phụ chính [[Tôn Thất Thuyết]] (thay mặt vua) cử làm [[Nghệ An|An]]-[[Hà Tĩnh|Tĩnh]] Hiệp thống quân vụ đại thần, có nhiệm vụ thống lĩnh nghĩa quân hai tỉnh [[Nghệ An]], [[Hà Tĩnh]] giúp vua, cứu nước.
 
Ông cùng Nguyễn Nguyên Thành, Lê Doãn Nhạ, Đinh Nhật Tân lập chiến khu ở xã Đồng Thành thuộc huyện Yên Thành (Nghệ An). Nơi vùng núi đó, Nguyễn Xuân Ôn chọn một thung lũng làm nơi xây dựng Đại đồn Đồng Thông. Đại đồn rộng khoảng 30 [[hecta|ha]] chung quanh có núi non bao bọc. Từ đây có thể đi ngược lên phía Tây vào sâu đến núi Trọc cao gần 500[[m]], hoặc có thể vượt qua dốc Lội đi về phía [[Hướng Tây Bắc|Tây Bắc]] vào vùng Động Đình, Nhà Đũa, nơi mà chủ soái [[Lê Thái Tổ|Lê Lợi]] và tướng [[Đinh Lễ]], đã cho ém quân vào cuối năm 1424 để 8 tháng sau kéo về xuôi đánh thắng Thành Trài bị quân Minh chiếm đóng vào tháng 6 năm 1425, giải phóng Nghệ An.
 
Buổi đầu nghĩa quân lên đến khoảng hai ngàn người, hầu hết là nông dân trai tráng, có nhiều người chỉ huy giỏi quân như Đề Kiều, Đề Mậu, Đề Nhục, Lãnh Bảng, Lãnh Thừu, Lãnh Tư, Lãnh Tư, Đốc Nhạn... Ở đây, nghĩa quân ngày đêm luyện tập võ nghệ, rèn vũ khí và sản xuất lương thực. Kể từ đó, căn cứ Đồng Thông đã góp phần không nhỏ trong công cuộc chống Pháp lúc bấy giờ.
 
Và mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng Nguyễn Xuân Ôn luôn dũng cảm, đi đầu trong các trận nhau với quân Pháp, gây cho họ nhiều thiệt hại.
 
===Bị bắt giam và mất===
Ngày 2 tháng 4 năm [[Đinh Hợi]] (25 tháng 7 năm 1887), nhờ chỉ điểm, quân Pháp bất ngờ tập kích Đồng Nhân (nay là thôn Đồng Đức, xã Mã Thành, huyện Yên Thành), nơi ông đang nằm dưỡng thương sau trận Xóm Hố. Bị đột kích bất ngờ, không kịp tự sát, ông bị đối phương bắt được rồi lần lượt trải qua các nhà lao ở Diễn Châu (Nghệ An), [[Vinh]], [[Hải Dương]], Huế.
 
Dù đã bắt được ông, các chỉ huy Pháp vẫn tiếp tục xua quân đi ruồng bố, bắt bớ các nghĩa quân nhằm dập tắt cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo. Quê hương ông cũng bị họ đến đốt phá tan tành, khiến gia đình ông phải tan nát, mỗi người mỗi ngã...
 
Trong thời gian bị cầm cố khổ sở, năm [[Mậu Tý]] (1888), thời vua [[Đồng Khánh]], ông có gửi ''Lời trình về Bộ'' kêu oan về việc ông tuân theo dụ Cần vương của vua Hàm Nghi, mà bị kết án là đã tham gia “đảng ngụy”; đồng thời gửi thư cho các bạn đồng liêu ở kinh nhờ có lời bênh vực cho mình. Tuy vậy, đến khi vua [[Thành Thái]] lên thay (1889), Nguyễn Xuân Ôn mới được ân xá nhưng không cho về quê, vì sợ ông lại tổ chức kháng Pháp. Bị quản thúc ở Huế, chẳng bao lâu sau ông lâm bệnh nặng rồi mất, thọ 64 tuổi (1889).
Dòng 52:
Đến khi ra làm quan, dù là chức quan nhỏ, ông vẫn “nguyện giá trường phong phá hải đào” (''nguyện cỡi gió lớn phá tan sóng biển''). Tiêu biểu là bài: Đắc chỉ bổ Quảng Ninh tri phủ, hậu bản bộ đường quan hồi tác (''Làm lúc được chỉ vua bổ cức Tri phủ Quảng Ninh, hầu quan bản bộ về''), Thuật hoài (''Thuật ý nghĩ của mình''), Phỏng Thanh Đàm công tiêu tức bất kiến, bi thuật (''Hỏi thăm tin tức ông Thanh Đàm không thấy, buồn thuật'')...
Gặp buổi thực dân Pháp xâm lược, ông dùng ngòi bút của mình để châm biếm, đả kích những tiêu cực, nói lên nỗi phẫn uất của mình vì đất nuớc cứ mất dần vào tay ngoại bang, ca ngợi khí phách dũng cảm và hy sinh của quân dân, khẳng định chỗ yếu mạnh của cả hai bên, tỏ rõ một tinh thần quyết đánh, và tin tưởng sẽ có cách đánh thắng. Tiêu biểu là bài: Nhân duyệt quán đoàn dũng ở xã Mỹ Lộc, giản Bang biện cử nhân Võ Bá Liêm (''Nhân duyệt quân ở xã Mỹ Lộc, làm gửi cho Bang biện là ông cử Võ Bá Liêm''), Thu nhật cảm tác (''Ngày thu cảm hoài''), Trường An hoài cổ (''Nhớ cảnh cũ Tràng An''), Văn tứ trấn thất thủ cảm tác (''Làm khi nghe bốn trấn thất thủ''), Khấp Thanh Hóa, Hải Phòng Tham biện Nguyễn Phương nghĩa tử (''Khóc Nguyễn Phương, Tham biện Hải Phòng, người Thanh Hóa, chết vì nghĩa''), Cảm thuật (''Cảm khái thuật ra), Điếu trận vong tướng sĩ (''Viếng tướng sĩ chế trận'')...
 
Nhìn chung, thơ văn ông thường theo sát những đề tài thời sự, chính trị, biểu hiện rõ ý chí, nhân cách, tình cảm của ông.
 
Về mặt nghệ thuật, thơ văn ông đều mộc mạc, chân chất, không chạm trổ hay đẽo gọt.<ref>Phần nhận xét, lược theo Lê Chí Dũng trong ''Từ điển Văn học (bộ mới),'' tr. 1231.</ref> .