Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sương Nguyệt Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 7:
Thuở nhỏ, bà cùng người chị tên là Nguyễn Thị Xuyến, được cha (Đồ Chiểu) truyền dạy nên giỏi cả [[chữ Hán]] lẫn [[chữ Nôm]]. Khi cả hai khôn lớn, nổi tiếng tài sắc, được người quanh vùng ca tụng gọi là ''Nhị Kiều''.
 
Năm [[1888]], Sương nguyệt Anh được 24 tuổi thì cha mất. Tri phủ Ba Tường đến hỏi bà làm vợ không được, nên mang lòng oán hận, đang tìm cách hãm hại...Để tránh tai họa, bà cùng gia đình người anh (Nguyễn Đình Chúc) chuyển sang Cái Nứa ([[Mỹ Tho]]) rồi dời về Rạch Miễu ở nhờ nhà ông nghè Trương Văn Mân. Ở đây, bà kết duyên với một phó tổng sở tại góa vợ tên Nguyễn Công Tính <ref>Có sách ghi tên Trình. Ở đây ghi theo [[Nguyễn Liên Phong]] vì ông là người sống cùng thời với Sương Nguyệt Anh. Ngoài ra, ông còn cho biết thêm chi tiết: ''"Con gái ông Đồ Chiểu hình trạng nho nhã ốm yếu, tính nết điềm tịnh hiền lành. Thưở nhỏ cô lấy chồng, tên là thầy phó Tính, về ở theo quê chồng tại chợ Rạch Miễu"'' (''Điếu cổ hạ kim thi tập'' xuất bản [[1915]]).</ref>, sinh được một gái tên là Nguyễn Thị Vinh. Năm con gái được 2 tuổi, thì chồng mất. Từ đó bà thủ tiết nuôi con, thờ chồng và mở trường dạy [[chữ Hán|chữ Nho]] cho học trò trong vùng để sinh sống. Và cũng từ đó, bà thêm trước bút hiệu Nguyệt Anh một chữ “sương”, thành "Sương Nguyệt Anh", có nghĩa là Nguyệt Anh goá chồng.
 
Những năm [[1906]]-[[1908]], hưởng ứng [[phong trào Đông Du]] của [[Phan Bội Châu]] bà bán một phần điền sản và vận động quyên góp để giúp học sinh xuất dương sang [[Nhật Bản|Nhật]] du học.