Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Chánh Sắt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 6:
'''Nguyễn Chánh Sắt''' sinh ở làng Long Phú, huyện [[Tân Châu]], tỉnh [[Châu Đốc]]; nay thuộc thị xã [[Tân Châu]], tỉnh [[An Giang]].
 
Cha ông là Nguyễn Văn Tài, một nông dân nghèo. Thuở nhỏ, Nguyễn Chánh Sắt đến làm con nuôi ông Nguyễn Văn Bửu và bà Trần Thị Nghiêm, một gia đình khá giả trong xóm, nhưng không có con để nối nghiệp.
 
Đến tuổi đi học, ông theo học [[chữ Hán]] với thầy [[Trần Hữu Thường]], rồi trường tiểu học Pháp-Việt [[Châu Đốc]]. Đỗ xong bằng tiểu học, thì cha nuôi cưới vợ cho ông. Vợ ông tên là Văng Thị Yên (1872-1944), người cùng làng; và bà với ông đã có cả thảy 2 trai, 7 gái.
 
Đến khi cha mẹ nuôi đều mất. Để kiếm sống, vợ ông phải làm nghề mua bán nhỏ ở chợ Tân Châu, còn ông thì ở nhà trông nom gia đình và tự học thêm
[[chữ Hán]], [[tiếng Pháp|chữ Pháp]].
 
Trong thời gian này, Nguyễn Chánh Sắt quen được viên thiếu tá người [[Pháp]] tên là De Colbert, có sở Kén (nuôi tằm lấy tơ) tại [[Tân Châu]]. Vì làm ăn thất bại, De Colbert được nhà cầm quyền Pháp, cử làm giám đốc nhà lao Côn Lôn ([[Côn Đảo]]), và ông Sắt được mời đi theo làm thông ngôn. Ở đảo, ông có dịp gần gũi các sĩ phu yêu nước bị lưu đày và học thêm [[chữ Hán]].
Dòng 19:
Đi dạy, ông Sắt quen được ông Canavaggio rồi nhận lời xuống [[Bạc Liêu]], trông coi việc khai thác ruộng muối cho ông này.
 
Năm [[1990]], Nguyễn Chánh Sắt trở lên [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]], cộng tác với tờ ''[[Nông cổ mín đàm]]'' và bắt đầu dịch nhiều truyện [[Trung Quốc|Tàu]] (truyện dịch đầu tiên là truyện ''Tây Hớn'', gồm 3 quyển, do nhà xuất bản J. Viết ấn hành).
 
Năm [[1906]], ông làm chủ bút báo ''Lục tỉnh tân văn'' và cộng tác với [[Gilbert Trần Chánh Chiếu|Trần Chánh Chiếu]] lập ''Nam Kỳ kỹ nghệ công ty'', để vừa cạnh tranh với tư bản nước ngoài, khuếch trương công nghệ trong nước, vừa bí mật ủng hộ [[phong trào Đông Du|phong trào Đông du]] của chí sĩ [[Phan Bội Châu]].