Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngô Thì Nhậm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:Ngô Thì Nhậm.jpg|nhỏ|phải|200px|Tượng thờ Ngô Thì Nhậm trong Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt (Bảo tàng Quang Trung, Bình Định)]]
'''Ngô Thì Nhậm''' ({{linktext|吳|時|壬}}; còn gọi là '''Ngô Thời Nhiệm''' ''吳時任''<ref name="Nhiệm">Ngô Thì Nhậm trùng với tên húy vua [[Tự Đức]] (Hồng Nhậm, Nguyễn Phúc Thì) nên phải đọc và viết thành Ngô Thời Nhiệm (theo ''Họ và tên người Việt Nam'', PGS.TS Lê Trung Hoa, NXB Khoa học xã hội, 2005).</ref>; [[1746]]–[[1803]]), tự là '''Hy Doãn'''(希尹), hiệu là '''Đạt Hiên'''(達軒), là danh sĩ, nhà văn đời [[nhà Lê sơ|hậu Lê]]–[[Tây Sơn]], người có công lớn trong việc giúp [[nhà Tây Sơn|triều Tây Sơn]] đánh lui [[nhà Thanh|quân Thanh]]. Ngô Thì Nhậm xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con [[Ngô Thì Sĩ]], người làng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện [[Thanh Trì]] [[Hà Nội]].
 
==Sự nghiệp==
Ngô Thì Nhậm thông minh, học giỏi, sớm có những công trình về lịch sử. Ông thi đỗ giải nguyên năm [[1768]], rồi [[tiến sĩ]] tam giáp năm [[1775]]. Sau khi đỗ đạt, ông được bổ làm quan ở bộ Hộ dưới triều [[nhà Hậu Lê|Lê]]&ndash;[[chúa Trịnh|Trịnh]], được chúa [[Trịnh Sâm]] rất quý mến. Năm 1778 làm Đốc đồng [[Kinh Bắc]] và [[Thái Nguyên]]. Khi đó cha ông làm Đốc đồng [[Lạng Sơn]]. Cha con đồng triều, nổi tiếng văn chương trong thiên hạ.
 
Sau [[Vụ án năm Canh Tý]] ([[1780]]), ông bị nghi ngờ là người tố giác [[Trịnh Khải]] nên phải bỏ trốn về quê vợ ở [[Thái Bình]] lánh nạn.
Dòng 9:
Năm [[1788]], [[Nguyễn Huệ]] ra Bắc lần hai, xuống lệnh "cầu hiền" tìm kiếm quan lại của triều cũ. Danh sĩ [[Bắc Hà]] đã đầu quân cho nhà Tây Sơn từ trước đó mới chỉ có [[Trần Văn Kỷ|Trần Văn Kỉ]]<ref>[[Trần Văn Kỷ|Trần Văn Kỉ]] đỗ [[giải nguyên]], quê ở huyện [[Hương Trà]], [[Thuận Hóa]] chưa làm quan cho triều nào.Theo nhà Tây Sơn từ 1786,sử chép là [[Nguyễn Huệ]] "việc gì cũng bàn với Kỷ, không mấy khi rời"</ref>, [[Ngô Văn Sở]] và [[Đặng Tiến Đông]]<ref>Ðặng Tiến Ðông thuộc dòng họ nhiều đời đỗ đạt, làm quan to dưới triều Lê-Trịnh. Ông tìm vào Quảng Nam ra mắt Nguyễn Huệ năm 1787. Hai năm sau, lĩnh chức đô đốc, ông dẫn đầu cánh quân đánh vào đồn Ðống Ða, kéo quân vào [[Thăng Long]] sớm nhất</ref>. Tuy vậy, tới thời điểm này thì cả vua Lê lẫn chúa Trịnh đều đã đổ. Ngô Thì Nhậm và một số thân sĩ Bắc Hà khác như [[Phan Huy Ích]], [[Bùi Dương Lịch]]<ref>Dương Lịch về sau cũng làm quan cho [[nhà Nguyễn]] [[Gia Long]]</ref>; các tiến sĩ [[Ninh Tốn]], [[Nguyễn Thế Lịch]], [[Nguyễn Bá Lan]]; [[Đoàn Nguyễn Tuấn]] (anh rể [[Nguyễn Du]]); [[Vũ Huy Tấn]]; [[Nguyễn Huy Lượng]] (tác giả "[[Tụng Tây Hồ phú]]")...lần lượt ra làm quan cho nhà [[Tây Sơn]].<ref>Thái độ của danh sĩ Bắc Hà đối với Nguyễn Huệ là chia rẽ và phức tạp. Bên cạnh với những người đầu Tây Sơn, một số khác đi theo hoặc vua Lê hoặc [[chúa Trịnh]], hoặc sau này làm quan cho [[Gia Long]] như [[Nguyễn Ðăng Trường]], [[Nguyễn Ðình Giản]], [[Lê Duy Ðản]], [[Trần Danh Án]], [[Ngô Thì Chí]],[[Nguyễn Du]]...</ref> Sử cũ viết khi được Thì Nhậm, Nguyễn Huệ mừng mà rằng: "Thật là trời để dành ông cho ta vậy", và phong cho ông chức Tả thị lang bộ Lại, sau lại thăng làm thượng thư [[bộ Lại]]-chức vụ cao cấp nhất trong [[Lục bộ]].
 
Cuối năm [[Mậu Thân]] ([[1788]]) do vua [[Lê Chiêu Thống]] cầu viện, 29 vạn [[nhà Thanh|quân Thanh]] kéo sang [[Đại Việt]], với chiêu bài diệt Tây Sơn dựng lại nhà Lê. Ngô Thì Nhậm đã có kế lui binh về giữ phòng tuyến [[Phòng tuyến Tam Điệp|Tam Điệp - Biện Sơn]] ([[Ninh Bình]]) góp phần làm nên chiến thắng của [[nhà Tây Sơn]].
 
Năm [[1790]], vua [[Nguyễn Huệ|Quang Trung]] đã giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức [[Bộ Binh (bộ)|Binh bộ]] [[thượng thư]]. Tuy làm ở bộ Binh, nhưng Thì Nhậm chính là người chủ trì về các chính sách và giao dịch ngoại giao với Trung Hoa. Ông là người đứng đầu một trong những sứ bộ ngoại giao sang [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Hoa]].<ref>Sau chiến thắng [[Kỷ Dậu|Kỉ Dậu]] 1789, nhà Tây Sơn đã phái nhiều sứ đoàn sang [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Hoa]], trong đó có sứ đoàn do [[Ngô Văn Sở]] cầm đầu, một sứ đoàn khác do [[Võ Văn Dũng]] đứng đầu khi [[Nguyễn Huệ|Quang Trung]] có ý định xin cưới con gái của [[Càn Long]] và xin đất [[Lưỡng Quảng]], nhưng khi đoàn này vừa khởi hành (có tài liệu nói là khi đoàn đã sang tới nơi) thì Quang Trung qua đời</ref>
 
Sau khi Quang Trung mất, ông không còn được tin dùng, quay về nghiên cứu Phật học.
 
Sau khi [[Gia Long]] tiêu diệt nhà Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm, [[Phan Huy Ích]], [[Nguyễn Thế Lịch]] và một số viên quan triều Tây Sơn thì bị đánh bằng roi tại [[Văn miếu|Văn Miếu]] năm 1803. Nhưng do trước đó có mâu thuẫn với [[Đặng Trần Thường]] nên cho người tẩm thuốc vào roi. Sau trận đánh đòn, về nhà, Ngô Thì Nhậm chết.
Dòng 20:
Tương truyền Ngô Thì Nhậm và [[Đặng Trần Thường]] có quen biết với nhau.
 
Lúc Ngô Thì Nhậm được vua Quang Trung trọng dụng thì Đặng Trần Thường đến xin Nhậm tiến cử. Trông thấy vẻ khúm núm làm mất phong độ của kẻ sĩ, Nhậm thét bảo Thường:
 
:''Ở đây cần dùng người vừa có tài vừa có hạnh, giúp vua cai trị nước. Còn muốn vào luồn ra cúi thì đi nơi khác''.
 
Đặng Trần Thường hổ thẹn ra về, rồi vào Nam theo Nguyễn Phúc Ánh.
 
Sau khi nhà Tây Sơn mất, các võ tướng và một số quan văn bị giải về Hà Nội để bị xử phạt đánh bằng roi ở Văn Miếu, trong số đó có Phan Huy Ích và Ngô Thì Nhậm. Chủ trì cuộc phạt đánh đòn đó là Đặng Trần Thường.
 
Vốn có thù riêng, Đặng Trần Thường kiêu hãnh ra vế câu đối cho Ngô Thì Nhậm:
Dòng 82:
==Liên kết ngoài==
*[http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=11915 Thăm Văn Miếu Nhớ Ngô Thì Nhậm (Trần Ngọc Tuấn)]
 
 
 
{{Thời gian sống|sinh=1746|mất=1803}}