Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Jacques Lacan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 31:
|school_tradition = [[Phân tâm học]], [[Chủ nghĩa hậu cấu trúc]]
 
|main_interests = [[Phân tâm học]]
 
|notable_ideas = Sàn gương,<br/>Cái Thực,<br/>Cái Biểu tượng,<br/>Sự Tưởng tượng
Dòng 46:
Lacan Émile Jacques-Marie là con đầu lòng của một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu. Ông lớn lên trong môi trường Công giáo bảo thủ. Mẹ ông rất sùng đạo còn cha ông thì thực hiện các nghĩa vụ tôn giáo không chút nhiệt tâm. Được coi như một đứa trẻ độc đoán và sáng dạ, ông theo học tiểu học và trung học tại trường Stanislas. Khoảng mười lăm tuổi, Lacan khám phá [[Baruch Spinoza]], một trong những tác giả yêu thích nhất mãi về sau của ông. Ông rất ấn tượng bởi việc giảng dạy của John Baruzi, tác giả của một luận án về [[Jean de la Croix]], mà cũng quan tâm đến [[Gottfried Leibniz|Leibniz]], [[Saint Paul]] và [[Angelus Silesius]].
 
Lacan bắt đầu theo học Y khoa, trái với ý muốn của cha mình. Những năm đầu tiên, ông tích cực tham gia các hội đối lập với những người theo chủ nghĩa siêu thực và hành động Pháp. Những hội này đặc trưng bởi vị trí trái ngược rõ rệt và mối quan tâm đặc biệt tới các vấn đề ngôn ngữ. Bởi ông đã mất niềm tin trong thời niên thiếu, và lại từng muốn gây được ảnh hưởng nhất định tới người em trai, cho nên lễ tấn phong linh mục của người em này tại nhà thờ Hautecombe năm 1926 đối với ông lại trở thành một thất bại cá nhân.
 
Chọn khoa Tâm thần và theo học Gaëtan Gatian de Clérambault, Lacan sau này chỉ công nhận đó là người thầy tâm thần học duy nhất của mình. Trong thời kỳ học nội trú, ông gặp gỡ Henri Ey và Pierre Mâle. Ông bảo vệ luận án tiến sỹ vào cuối năm 1932 và tốt nghiệp Y khoa, chuyên khoa tâm thần.
Dòng 52:
Vài tháng trước khi bảo vệ luận án, ông bắt đầu theo học Phân Tâm học với Rudolph Loewenstein. Ông được bổ nhiệm làm hội viên của hiệp hội Phân Tâm Paris. Năm 1938, ông trở thành thành viên chính thức với sự hỗ trợ của Loewenstein với điều kiện: Lacan phải tiếp tục phân tâm học với ông. Tuy nhiên, Lacan đã sớm bỏ dở. Cũng vào những năm 1930, ông tham dự hội thảo của Alexandre Kojève về Hegel. Hội thảo này không chỉ là nơi gặp gỡ giữa các nhân vật rất khác biệt (Raymond Aron, Raymond Queneau, Jean Hyppolite, Maurice Merleau-Ponty, Georges Bataille, vv..) mà còn là nơi đào tạo trí thức rất quan trọng đối với Lacan.
 
Năm 1933, ông gặp và cưới Marie-Louise Blondin. Họ có ba đứa con chung: Caroline (1937), Thibault (1039) và Sibylle (1940). Sau đó ông đem lòng yêu Sylvia Maklès, vợ của Georges Batailles đã li thân từ năm 1933. Họ có chung một người con, Judith (1941). Lacan li dị vợ vào cuối thế chiến.
 
Lacan ngưng tất cả mọi hoạt động giảng dạy trong thời Pháp bị chiếm đóng, nhưng vẫn theo đuổi nghiên cứu Phân Tâm học. Chỉ sau khi chiến tranh kết thúc, phong trào phân tâm học ở Pháp mới sống lại. Chiến tranh thế giới dẫu sao cũng mang đến những đổi thay lớn. Những phong trào như của nhà ngôn ngữ học Edouard Pichon về ngôn ngữ vô thức quốc gia phụ thuộc đã bị đẩy lùi bởi những kinh nghiệm mới mẻ hơn. Cuộc lưu vong của Loewenstein, kẻ yêu cuồng Marie Bonaparte, lãnh đạo tinh thần của các nhà phân tâm học cũng gây nên những thay đổi rõ rệt. Ngay khi chiến tranh vừa chấm dứt, Lacan đột nhiên có một tầm quan trọng chưa từng biết đến, có lẽ vì ông là một trong những trí thức không chọn con đường lưu vong.