Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành Thang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Pvloc90 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 44:
Sau một thời gian, [[Hạ Kiệt]] tha cho Thương Thang, thả để ông về bộ tộc. Thương Thang quyết tâm phát triển lực lượng để lật đổ sự cai trị của Hạ Kiệt.
 
Ông giành được sự ủng hộ từ hơn 40 vương quốc nhỏ hơn <ref name="gongtong30">王恆偉. (2005) (2006) 中國歷史講堂 #1 遠古至春秋. 中華書局. ISBN 962-8885-24-3. p 30.</ref>. Thương Thang công nhận rằng Kiệt ngược đãi người dân của mình và sử dụng điều này để thuyết phục những người khác. Trong 1 bài phát biểu, Thương Thang nói rằng tạo ra sự hỗn loạn không phải là điều ông muốn, nhưng với sự tàn bạo của Kiệt, ông phải tuân theo [[thiên mệnh]] và sử dụng cơ hội này để lật đổ Kiệt <ref name="gongtong30" />. Là một lợi thế, ông chỉ ra rằng thậm chí các tướng của Kiệt cũng không chấp hành mệnh lệnh của ông ta <ref name="gongtong30" />.
 
Vào năm thứ 15 đời vua Kiệt, Thang đời đô từ đất Lý (履) sang đất Bạc (亳) <ref name="ba">Bamboo annals Xia chapter on Xia Jie under the name Gui (癸).</ref><ref name="vi1">Virginia.edu. "[http://www2.iath.virginia.edu/saxon/servlet/SaxonServlet?source=xwomen/texts/bamboo.xml&style=xwomen/xsl/dynaxml.xsl&chunk.id=d2.4&toc.id=d2.4&doc.lang=chinese Virginia.edu contents of Bamboo annal]." ''Xia chapter.'' Retrieved on 2010-10-03.</ref><ref>Phía bắc huyện Thương Khâu, [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam, Trung Quốc]]</ref>. Tính từ đời tổ tiên ông là Tiết đến đời ông đã di chuyển đô 8 lần trong 8 đời. Việc thiên đô sang đất Bạc có tác dụng lớn giúp đời sống xã hội trong bộ tộc được ổn định, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp. Trình độ làm nghề [[nông nghiệp|nông]] của bộ tộc Thương khá cao, ông còn cho người sang giúp bộ tộc [[Cát (nước)|Cát]] cày cấy<ref name="Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 6">Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 6</ref>.
 
Sau đó, Thương Thang chú trọng thu dụng nhân tài, sửa sang nội chính. Ông đã mời được [[Y Doãn]] về giúp cho mình. [[Sử ký Tư Mã Thiên]] nêu ra những thuyết khác nhau về việc Y Doãn đến với Thành Thang. Có thuyết cho rằng thời đó có một bộ lạc là [[Hữu Sằn]] gả con gái cho Thang, đi theo hầu có một người hầu là Y Doãn. Thấy Y Doãn có tài, Thương Thang liền cho làm hữu tướng. Tuy nhiên, ''Sử ký'' cũng dẫn thuyết khác cho rằng, Y Doãn là ẩn sĩ, Thành Thang nghe tiếng sai người đến mời 5 lần, Y Doãn mới nhận lời ra giúp<ref name="Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 6"/><ref>''Sử ký'', bản dịch của Bùi Hạnh Cẩn và Việt Anh, sách đã dẫn, tr 58</ref>.