Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ôn Đình Quân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 8 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q1367928 Addbot
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
 
==Tiểu sử==
'''Ôn Đình Quân''' là người đất Kỳ, phủ Thái Nguyên (nay là huyện Kỳ, tỉnh [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây)]], là cháu nội của Ôn Ngạn Bác, tể tướng triều [[Đường Cao Tông]].
 
Ông thông minh, giỏi văn thơ, âm nhạc<ref>Tương truyền, mỗi lần làm văn, Ông Đình Quân xoa tréo tay tám lần thì được tám vận, nên người đời gọi ông là “Ôn Bát Xoa”. Về âm nhạc, ông đánh trống, đánh đàn tỳ bà, thổi kèn, thổi địch,...đều giỏi (theo Dịch Quân Tả, tr. 505).</ref> ; nhưng dung mạo xấu xí và có tính phóng đãng. Ông ''"thường cùng bọn con em vô lại các nhà quý tộc ra vào nơi ca lâu, rượu chè, bài bạc, say đắm nữ sắc, vì thế bị các sĩ đại phu đương thời khinh rẻ, suốt đời không đỗ được [[tiến sĩ]]"'' <ref>Theo ''Lịch sử văn học Trung Quốc'' (Tập 2, tr. 264). Tài giỏi nhiều mặt, nhưng Ôn Đình Quân đi thi [[tiến sĩ]] mấy lần đều không đỗ. Đề cập đến điều này, Dịch Quân Tả viết: ''vào trường thi, ông cậy mình mẫn tiệp, thường gà dùm bài dùm người khác. Các quan giám khảo biết được, tỏ vẻ không bằng lòng. Có lẽ đây là một trong số nguyên nhân khiến ông thi hỏng chăng?'' (tr. 506). Ở một vài trang web viết về ông, ghi ông thi đỗ tiến sĩ, nhưng không dẫn nguồn.</ref>.
 
Có một thời, ông hay lui tới nhà quan tướng quốc Lệnh Hồ Đào (con Lệnh Hồ Sở), nhưng sau vì việc riêng, Hồ Đào đâm ra ghét ông <ref>Lệnh Hồ Đào biết vua [[Đường Huyền Tông]] ưa thích lối từ “Bồ tát man”, nên thường nhờ ông làm giúp để dâng lên vua, và cấm không cho ông tiết lộ việc này. Nhưng vì tính bộc trực, ông không giữ miệng được. Vì thế, ông bị Lệnh Hồ Đào ghét bỏ (theo Dịch Quân Tả, tr. 506).</ref> .
 
Đến khi người ông quen là Từ Thương đi trấn giữ [[Tương Dương]], ông được theo làm tuần quan, nhưng rồi vì bất đắc chí, ông xin thôi chức để sống đời phiêu lãng.
Dòng 22:
==Nhận xét khái quát==
Trước đây, người ta thường coi [[Lý Thương Ẩn]] và Ôn Đình Quân là hai nhà thơ cùng một phái, và gọi là “Ôn Lý”. Song, theo các nhà nghiên cứu văn học gần đây, thì gọi như thế có phần không chính xác, vì phong cách nghệ thuật của hai ông rất khác nhau. Về thành tựu thơ ca, Ôn Đình Quân còn kém xa Lý Thương Ẩn, vì thơ ông có phần "phù phiếm, nông cạn, thiếu những tình cảm chân thành"; nhưng nói về [[từ]] thì ông có nhiều bài rất đặc sắc.
Từ của Ôn Đình Quân hiện còn hơn 70 bài trong ''Kim thuyên tập'', nội dung hầu như đều viết về phụ nữ, về những mối sầu tương tư; và lấy màu sắc nồng đượm, lời lẽ hoa mỹ, tạo thành phong cách “thơm tho mềm mại, tràn ngập hương vị son phấn” của riêng ông. Phong cách này có ảnh hưởng đến các nhà làm từ đời sau, hình thành “Phái trong hoa” (Hoa gian phái) mà ông được tôn vinh là người đứng đầu <ref>Lược theo ''Lịch sử văn học Trung Quốc'' (Tập 2), tr. 256-257 và tr. 333-334.</ref>.
 
Cho nên khi nói về [[từ]] đời [[nhà Đường|Đường]], học giả [[Nguyễn Hiến Lê]] cũng đã có lời khen ngợi từ của ông như sau: