Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh Xuân Thu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 23 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q747720 Addbot
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 9:
Phạm vi sự kiện được ghi chép trong cuốn sách khá hạn chế. Nó tập trung vào các quan hệ ngoại giao giữa các nước chư hầu phong kiến, các liên minh và các hành động quân sự, cũng như những sự kiện sinh tử bên trong gia đình hoàng gia. Cuốn biên niên sử cũng ghi chép về các sự kiện thảm hoạ thiên nhiên như lũ lụt, động đất, nạn châu chấu và nhật thực, bởi vì những sự kiện đó được xem là phản ánh sự ảnh hưởng của trời đối với thế giới loài người.
 
Các sự kiện được miêu tả theo trật tự thời gian, đầu tiên là niên hiệu của vua nước Lỗ, mùa, tháng và ngày theo năm ''[[can chi]]''. Kết cấu biên niên được tuân thủ chặt chẽ, tới mức liệt kê bốn mùa trong mỗi năm thậm chí khi không có sự kiện nào xảy ra ở thời điểm đó.
 
Văn phong ngắn gọn và khách quan, và không giúp ích gì cho việc xác định tác giả chính xác của nó.
Dòng 22:
* ''[[Tả truyện|Tả Thị Truyện]]'' (左氏傳)
 
Văn bản bình của Châu thị và Giáp thị hiện vẫn còn. Lời bình của Công Dương thị và Cốc Lương thị được biên soạn vào [[thế kỷ thứ 2 TCN]], dù những học giả hiện nay đã đưa ra giả thuyết rằng chúng có thể được thêm vào sớm trước các truyền thống diễn giải bằng văn bản và bằng miệng từ thời [[Chiến Quốc]]. Chúng dựa theo những văn bản Xuân Thu khác nhau và được sắp xếp theo kiểu các câu hỏi và trả lời.
 
Châu thị truyện, được sáng tác đầu [[thế kỷ thứ 4 TCN]], là một văn bản toàn sử về giai đoạn từ năm [[722 TCN]] đến năm [[463 TCN]]. Các học giả hiện này không đồng ý về việc liệu nó có thực sự là một lời bình của cuốn ''Xuân Thu'' hay không hay nó là một tác phẩm độc lập. Trong bất kỳ trường hợp nào, các học giả đã đồng thuận rằng nó là cuốn hữu ích nhất trong số ba 'lời bình' còn lại cả về mặt nguồn thông tin lịch sử của giai đoạn và về mặt giải thích và chú giải cuốn ''Xuân Thu''.