Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Atlantis”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 1 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q25373 Addbot
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 12:
}}<!-- Expert end-->
=== Atlantis của Plato ===
Mặc dù Atlantis được xem là đạt tới đỉnh cao vinh quang hơn 11 nghìn năm trước, nhưng nó chỉ xuất hiện trong thư tịch khoảng 2.350 năm trước, từ 359 đến 347 năm trước Công nguyên. Cái tên đầy gợi cảm Atlantis xuất hiện trong các cuộc đối thoại của nhà triết học Hy Lạp cổ đại lừng danh [[Platon|Plato]], [[Timaeus]] và [[Critias]], vốn được đặt theo tên các nhân vật trong hai cuộc trao đổi tưởng tượng giữa [[Sokrates|Socrates]] và học trò. Mở đầu phần đối thoại [[Timaeus]], Socrates nhắc tới cuộc thảo luận hôm trước về một xã hội “hoàn thiện”. Ở đây [[Platon|Plato]] nhắc tới cuộc đối thoại nổi tiếng nhất của ông, Nền cộng hòa, mà ông đã viết từ nhiều năm trước. Và Plato mượn lời Socrates để kể ra hàng loạt đặc điểm cần có của một chính phủ hoàn hảo mà ông đã mường tượng trong Nền cộng hòa: thợ thủ công và nông dân tách khỏi quân đội; quân nhân kỷ luật cao, được huấn luyện thể lực và âm nhạc, sống cộng đồng và không có tài sản riêng.
 
Trong những đối thoại mang tên [[Timaeus]] và [[Critias]], được [[Platon|Plato]] viết vào năm 360 trước Công nguyên, có chứa các tài liệu tham khảo sớm nhất về Atlantis. Không hiểu vì lý gì mà Plato không bao giờ hoàn thành tác phẩm Critias. Ông giới thiệu Atlantis trong Timaeus như sau:
Dòng 39:
Thủ đô của Atlantis thực sự là một kỳ quan kiến trúc và công trình xây dựng kỳ vĩ bao gồm những bức tường thành và kênh đào hình tròn đồng tâm. Ở trung tâm thành phố là một quả đồi lớn, trên đỉnh đồi là nơi đặt đền thờ [[Poseidon]]. Bên trong đền chính là bức tượng Thần biển bằng vàng đang cưỡi ngựa thần sáu cánh. Và khoảng 9.000 năm trước thời của Plato, sau khi vương quốc Atlantis suy tàn, các vị thần quyết định phá huỷ lục địa này bằng một trận động đất khủng khiếp với những cơn sóng thần nhấn chìm toàn bộ những công trình và nền văn minh Atlantis xuống đáy biển. Atlantis như tưởng tượng của thời hiện đại.
 
Không cuộc tranh luận nào về Atlantis được xem là đầy đủ nếu không nhắc tới những tuyên bố mang tính tưởng tượng trong thế kỷ XIX và XX về lục địa đã mất tích. Hơn bất cứ ai, nghị sĩ bang Minnesota [[Ignatius Donnelly]], người đã hai lần thất bại trong cuộc chạy đua vào chức phó tổng thổng Mỹ và là một nhà sử học nghiệp dư, đã làm huyền thoại sống lại bằng cuốn sách Atlantis: một thế giới trước thời hồng thủy vào năm 1881.
 
Theo Donnelly, Atlantis của Plato là ngọn nguồn của mọi thành tựu văn hóa và mọi nền văn minh tại [[Ai Cập]], [[Tây Nam Á|Tây Á]], [[Ấn Độ]] và [[châu Âu]], cũng như Nam và [[Bắc Mỹ]]. Lập luận của Donnelly không dựa trên khoa khảo cổ hay địa lý và không hề có bằng chứng nào về nguồn gốc chung của mọi nền văn hóa. Tuy nhiên so với một số nhà tư tưởng cuối thế kỷ XIX khác, Donnelly vẫn là khuôn mẫu của sự tự kiềm chế.
 
Phong trào Theosophy (thần triết học) của [[Helena Blavatsky]], một phụ nữ gọi hồn “nổi tiếng” nước Mỹ, giả thuyết rằng cư dân Atlantis di chuyển bằng máy bay và trồng trọt hoa lợi thu được từ người ngoài hành tinh. Gần đây hơn, các nhà tâm linh thế kỷ XX tuyên bố tiếp xúc được với các linh hồn từ lục địa đã mất tích và được họ khuyên nhiều điều hay để giải quyết những bế tắc của cuộc sống hiện đại. Tất nhiên không thể có bằng chứng ủng hộ những tuyên bố huyễn hoặc như thế.