Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Các chiến dịch bắc phạt thời Đông Tấn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 134:
chư quân sự, đô đốc quân sự hai châu Tư, Kí. Sau đó, Ôn dùng Đốc hộ Cao Vũ đóng ở Lỗ Dương, Phụ quốc tướng quân Đới Thi đóng ở Hà Thượng, sau đó dẫn đại quân theo sông Hoài Hà tiến về miền bắc. Quân của Ôn xuất phát từ Giang Lăng vào tháng 8 năm [[356]] rồi tiến đến lãnh thổ [[Tiền Yên]]. Tại đây, quân Tấn vấp phải sự phản kháng của hàng tướng trước kia, [[Diêu Tương]]. Thủy quân hai bên đụng độ nhau ở phía bắc sông<ref>[[Tấn thư]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%E5%8D%B7098#.E6.A1.93.E6.BA.AB quyển 98]: Diêu Tương truân thủy bắc, cự thủy nhi chiến</ref>. Khi ra trận, [[Hoàn Ôn]] dẫn đầu xung phong làm tinh thần quân tướng phấn kích, đánh thắng được quân của Diêu Tương. [[Diêu Tương]] bị tổn thất hơn nghìn quân, tìm đường mà chạy, cuối cùng bị [[Tiền Tần]] giết chết.
 
Hoàn Ôn nhân đà thắng lợi, nhanh chóng đưa quân chiếm lại [[Lạc Dương]]. Bản thân Ôn vào thành Kim Dung thăm lăng tẩm của các đời tiên đế [[nhà Tấn]] bị xâm hại rồi cho khôi phục lại. Sau đó ông còn tiến đến Chu Thành, bắt sống và buộc tướng địch phải quy hàng, rôig cho dời 3000 nhà từ miền bắc về Giang Hán, đồng thời phái thái thú Tây Dương [[Đằng Tuấn]] thảo phạt quân nổi loạn Văn Lô, tướng Giang Hạ Lưu Hỗ cùng thái thú Nghĩa Dương [[Hồ Kí]] thảo phạt Lý Hoằng đều phá tan được. Sau đó Hoàn Ôn đưa quân về kinh đô, đượđược phong làm Bình trung, tước Nam quận công. Như vậy sau 43 năm, triều đình nhà Tấn giành lại Lạc Dương lần đầu tiên.
 
Tuy nhiên Đông Tấn chỉ giữ được Lạc Dương thêm có 6 năm. Tháng 1 năm [[362]], Dự châu thứ sử của [[Tiền Yên]] là Tôn Hưng thỉnh cầu đưa quân công chiếm Lạc Dương<ref>[[Tư trị thông giám]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%E9%80%9A%E9%91%91/%E5%8D%B7101 quyển 101]: Yến Dự châu thứ sử Tôn Hưng thỉnh công Lạc Dương</ref>. Người nước Yên nghe theo, phái Ninh Nam tướng quân Lã Hộ đến đóng tại Hà Âm để chuẩn bị.
Dòng 147:
 
=== Chiến sự năm 369 ===
 
Sau khi [[Tiền Yên]] giành lại Lạc Dương, chiến sự tạm lắng xuống. Mãi đến năm [[369]], [[Hoàn Ôn]] mới tiếp tục đưa quân bắc phạt. Đay cũng là lần xuất chinh cuối cùng trong cuộc đời của [[Hoàn Ôn]].
 
Tháng 3 năm [[369]], Hoàn Ôn chính thức thượng biểu xin [[Tấn Phế Đế]] cho mình cùng với các đại thần là Thứ sử hai châu Từ, Duyện Si Âm, thứ sử Giang châu, Nam trung lang tướng [[Hoàn Xung]] (cũng là em trai của Ôn) và thứ sử Dự châu Viên Chân cùng dẫn quân phạt Tiền Yên<ref>[[Tư trị thông giám]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%E9%80%9A%E9%91%91/%E5%8D%B7102 quyển 102]: tam nguyệt, Đại tư mã Ôn thỉnh dữ Từ, Duyện nhị châu thứ sử Si Âm, Giang châu thứ sử hoàn Xung, Dự châu thứ sử Viên Chân đẳng phạt Yên</ref><ref>[[Tấn thư]], quyển 111</ref>, nhưng Si Âm cáo bệnh nên Hoàn Ôn là người nắm quyền chỉ huy tối cao. Ôn phong cho Si Âm làm Quan Quân tướng quân, Cối Kê nội sử còn mình lại đảm nhiệm chức thứ sử Từ Duyện của chính Âm để lại. Có tướng Si Siêu khuyên ngăn rằng đường xá xa khôi lại thời tiết khô hạn không thuận lợi nhưng Ôn không thèm nghe.
 
Cùng trong tháng 3, Hoàn Ôn cùng [[Hoàn Xung]], [[Viên Chân]] dẫn 50000 quân bắc phạt. Quân Tấn nhanh chóng tiến đến vùng Hồ Lục, Hoàn Ôn dùng Kiến Uy tướng quân Hồ Lục ra trận, đại thắng, bắt sống tướng [[Mộ Dung Trung]] rồi đánh sang Kim Hương<ref>[[Tấn thư]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%E5%8D%B7098#.E6.A1.93.E6.BA.AB quyển 98]: Quân thứ Hồ Lục, công Mộ Dung tướng Mộ Dung Trung, hoạch chi, tiến thứ Kim hương</ref> vào tháng 6 năm đó. Nhưng không may gặp hạn hán, thuyền của quân Tấn không tiến lên được. [[Hoàn Ôn]] bèn sai quân sĩ đào 300 dặm vùng Cự Dã để khai thông cho thuyền đi từ Thanh Thủy tiến lên sông [[Hoàng Hà]].
 
Thấy quân Tấn tấn công, vua Yên sai các tướng là Hạ Bi vương [[Mộ Dung Lệ]] làm Chinh thảo đô đốc, dẫn 20000 quân giao chiến với quân Tấn ở Hoàng Khư, bị Hoàn Ôn đánh bại, thái thú quận Cao Bình của Tiền Yên là Từ Phiên bỏ sang hàng quân Tấn. Các tướng tiến phong Đặng Hà, Chu Tự cũng đánh tán tướng Yên là Phó Nhan ở Lâm Chử<ref>Nay thuộc Tân Trịnh, Hà Nam, Trung Quốc</ref>. Vua Yên lo sợ, sai Tán kị thường thị Lý Phụng cầu cứu [[Tiền Tần]].
 
Tháng 7 năm [[369]], Hòn Ôn tiến cứ Vũ Dương, được thứ sử Duyện châu của Tiền Yên là Tôn Nguyên hưởng ứng rồi tiến thẳng về Phương Đầu. Yên đế [[Mộ Dung Vĩ]] và thái phó [[Mộ Dung Bình]] lo sợ, muốn bỏ trốn khỏi kinh thành. Ngô vương [[Mộ Dung Thùy]] là người dũng cảm, xin được ra trận<ref>[[Thập lục quốc Xuân Thu]], quyển 5</ref>. Vĩ nghe theo, phong [[Mộ Dung Thùy]] làm Sử trì tiết, Nam thảo đại đô tốc, cùng Chinh Nam tướng quân, Phạm Dương vương [[Mộ Dung Đức]] đưa 5 vạn quân chống cự, đồng thời lại sai Nhạc Tung đến Tần cầu cứu lần nữa, hứa sẽ giao miền tây Hổ Lao cho Tần. Vua Tiền Tần là [[Phù Kiên]] chấp nhận. Tháng 8 cùng năm, Kiên sai tướng quân Tuân Trì cùng thứ sử Lạc châu [[Đặng Khương]] dẫn 20000 bộ binh xuất phát tiến đến Dĩnh Xuyên và sai Tán kị thị lang Khương Phủ báo lại cho Tiền Yên.
 
Trong khi đó quân của Hoàn Ôn đã vào đến Phương Đầu<ref>Nay thuộc Hạc Bích, Hà Nam, Trung Quốc</ref>. Ôn sai Viên Chân đánh Tiếu Lương để mở đường, nhưng không được, lại thêm quân lương đã cạn kiệt. Sang tháng 9 năm đó, Mộ Dung Đức dẫn 10000 quân, Lưu Đương dẫn 5000 quân đánh Thạch Môn. Đức sai tướng [[Mộ Dung Trụ]] dẫn 1000 người đi tiên phong, giao chiến với quân Tấn rồi dùng kế lui quân để nhử. Quả nhiên quân Tấn trúng kế, mắc vào ổ mai phục và bị thiệt hại nặng.
 
Hoàn Ôn nhiều lần ra trận bất lợi, thêm việc quân lương gần hết và [[Tiền Tần]] sắp đến bèn quyết định lui quân về, dùng Mao Hổ ở lại trấn thủ. Hoàn Ôn đưa quân lui 700 dặm. [[Mộ Dung Thùy]] phái quân truy kích, lại cử [[Mộ Dung Đức]] lĩnh 4000 quân mai phục ở Tương Ấp, phá tan quân của Hoàn Ôn, giết hơn 3 vạn quân Tấn. Tướng Tôn Nguyên của Tấn bị Tả vệ tướng quân Mao Thảo của Yên đánh tan và bị bắt.
 
Tháng 10 cùng năm, Hoàn Ôn lui về Sơn Dương. Xấu hổ vì bại trận, Ôn đổ hết mọi tội lỗi lên đầu [[Viên Chân]] rồi thượng biểu phế Chân làm thứ nhân<ref>[[Tấn thư]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%E5%8D%B7098#.E6.A1.93.E6.BA.AB quyển 98]: Ôn thậm sỉ chi, quy tội ư Chân, biểu phế vi thứ nhân</ref>. Chân ấm ức, cũng dâng biểu kể tội của Ôn nhưng nhà Tấn không báo lại. Chân bèn chiếm cứ Thọ Xuân rồi quay sang hàng [[Tiền Yên]]. Hoàn Ôn lại cử Mao Hổ làm thái thú Hoài Nam, đóng ở Lịch Dương, còn mình lui về miền nam. Giai đoạn thứ ba của cuộc chiến chấm dứt từ đó. Hoàn Ôn về sau không một lần nào tiến lên miền bắc nữa cho đến khi qua đời ([[373]]).
 
== Giai đoạn thứ tư ==
 
=== Trận chiến Phì Thủy ===
{{Bài chính|Trận Phì Thủy}}
 
Sau năm [[369]], tình hình hai miền nam-bắc đều có biến động. Ở miền nam, [[Hoàn Ôn]] tuy bại trận nhưng không bị truy cứu, lại còn ngang tàng hơn trước và nuôi ý định lấy ngôi nhà Tấn. Năm [[370]], Ôn phế [[Tấn Phế Đế]], đưa Cối Kê vương [[Tư Mã Dục]] lên ngôi, sử xưng là [[Tấn Giản Văn Đế]] ([[371]] - [[372]])<ref>[[Tấn thư]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%E5%8D%B7008 quyển 8]: Đinh vị, nghệ khuyết, nhân đồ phế lập, vu đế tại túc hữu nuy tật, bế nhân tương long, kế hảo, Chu linh bảo đẳng tham thị nội tẩm, nhi nhị mĩ nhân Điền thị, Mạnh thị sanh tam nam, trường dục phong thụ, thì nhân hoặc chi, Ôn nhân  phúng thái hậu dĩ Y Hoắc chi cử. Kỉ Dậu, tập bách quan vu triều đường, tuyên Sùng Đức thái hậu lệnh viết:Vương thất gian nan, Mục, Ai ai đoản tộ, quốc tự bất dục trữ cung mĩ lập. Lang Nha vương Dịch thân tắc mẫu đệ, cố dĩ nhập toản đại vị. Bất đồ đức chi bất kiến, nãi chí vu tư, hôn trọc hội loạn, động vi lễ độ. Hữu thử tam nghiệt, mạc tri thùy tử. Nhân luân đạo tang, xú thanh hà bố. Kí bất khả dĩ phụng thủ xã tắc, kính thừa tông miếu, thả hôn nghiệt tịnh đại, tiện dục kiến thụ trữ. Vu võng tổ tông, tụng di hoàng cơ, thị nhi khả nhẫn, thục bất khả hoài! Kim phế Dịch vi Đông Hải vương</ref><ref>[[Tư trị thông giám]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%E9%80%9A%E9%91%91/%E5%8D%B7102 quyển 102]: đinh vị, nghệ Kiến Khang, phúng Trữ thái hậu thỉnh phế đế, lập thừa tướng Cối Kê vương Dục tịnh tác lệnh thảo trình chi</ref>. Từ đó Hoàn Ôn thao túng quyền hành, thế lực ngày càng to. Tuy nhiên sang năm [[373]], Hoàn Ôn mất, mối lo Hoàn Ôn cướp ngôi cuối cùng tiêu tan. Nhà Tấn tiếp tục tồn tại thêm mấy mươi năm nữa.
 
Còn ở miền bắc, [[Tiền Tần]] trở mặt, tiêu diệt [[Tiền Yên]] ([[370]]) rồi lần lượt diệt các nước khác là [[Tiền Yên]] và Đại ([[376]]), thống nhất miền bắc lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỉ. Sau khi hoàn thành việc thống nhất, miền bắc, vua Tần là [[Phù Kiên]] mong muốn mở rộng thế lực xuống phía nam nhằm diệt nhà Tấn, thống nhất [[Trung Quốc]].
 
=== Hoàn, Tạ bắc tiến ===
== Giai đoạn thứ năm ==
Hàng 164 ⟶ 187:
*[[Đào Khản]]
*[[Hoàn Ôn]]
*[[Ân Hạo]]
*[[Diêu Tương]]
*[[Mộ Dung Khác]]
*[[Mộ Dung Thùy]]
*[[Tạ Huyền]]
*[[Hoàn Xung]]