Khác biệt giữa bản sửa đổi của “François Quesnay”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: <references /> → {{tham khảo}}
Dòng 40:
Trọng tâm nghiên cứu của F. Quesnay là học thuyết về sản phẩm thuần mà ngày nay có tên gọi là [[thu nhập quốc dân]]. Theo ông, nguồn gốc của sản phẩm thuần là đất đai và công lao động canh tác trên đó, nghĩa là các [[giá trị]] sản xuất nông nghiệp. Còn [[công nghiệp]] và các ngành khác không bổ sung thêm vào thu nhập đó, mà chỉ thay đổi trạng thái ban đầu của sản phẩm thuần mà thôi. Tuy nhiên, không phải ông cho rằng sản xuất công nghiệp hay các ngành dịch vụ là vô ích. Đó chỉ là nhận định của ông xuất phát từ quan điểm về giai cấp mà ông đề ra.
 
Theo ông, xã hội hợp thành từ 3 [[giai cấp]]: sản xuất, tư hữu và ''phi hữu ích''.
 
Giai cấp sản xuất gồm những người tham gia vào lao động nông nghiệp như nông dân và chủ trang trại; giai cấp tư hữu là tất cả chủ đất, trong đó có vua và giới thày tu; giai cấp ''phi hữu ích'' là thành phần còn lại trong xã hội, tham gia sản xuất công nghiệp và các ngành dịch vụ khác nhau.
 
Tuy nhiên F. Quesnay hoàn toàn không có khuynh hướng ấn định giai cấp. Ông cho rằng, những người yêu lao động của giai cấp bần cùng có lý do cần công việc mang lại lợi ích. Mong ước giàu sang sẽ kích thích tính cần cù, kết quả của cần cù sẽ là sự sung túc, và như thế con người sẽ dần quen với cuộc sống thuận tiện, ăn ngon, mặc đẹp, thoát khỏi nghèo đói, giáo dục con cái cùng yêu lao động và hướng đến sự sung túc.
 
== Lý thuyết về tư bản ==
 
F. Quesnay là một trong những người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng kinh tế, đã lập luận một cách sâu sắc về [[tư bản]]. Nếu như những người theo [[chủ nghĩa trọng thương]] đồng nhất tư bản với tiền tệ, thì F. Quesnay cho rằng tiền là loại của cải phi hữu ích - nó không tạo ra gì cả. Tư bản đối với ông là tập hợp của cải vật chất hữu hình, được sử dụng cho quá trình tái sản xuất. Ông dùng thuật ngữ vốn ban đầu để chỉ tập hợp công cụ, công trình, gia súc và tất cả những gì dùng trong sản xuất nông nghiệp trong vài vòng tuần hoàn (hiện nay được gọi là vốn cơ bản); còn chi phí cho giống, thức ăn gia súc, tiền công hay các thứ khác trong một vòng tuần hoàn thì ông gọi là ''vốn hằng năm'' (thuật ngữ hiện đại là vốn lưu chuyển)
 
== Lý thuyết về tái sản xuất ==
 
Trong tác phẩm nổi tiếng “Biểu đồ kinh tế” F. Quesnay đã phân tích một cách khoa học về vòng tuần hoàn của đời sống kinh tế, nghĩa là quá trình [[tái sản xuất]] xã hội. Điều đó có ý nghĩa cơ sở trong việc theo dõi và dự đoán những tỷ lệ trong cơ cấu kinh tế. Ông chỉ ra mối liên kết bằng một lập luận: “Tái sản xuất thường xuyên được tái lập bởi chi phí, và chi phí thì được tái lập bởi tái sản xuất”.
 
Biểu đồ kinh tế phản ánh mối quan hệ qua lại giữa ba thành phần kinh tế chính: nông nghiệp, sở hữu đất và công nghiệp. Mối quan hệ đó được diễn giải qua ví dụ sau:
 
Tổng sản phẩm thuần được tạo ra từ nông nghiệp là 5 tỉ, trong đó 2 tỉ được trả cho chủ sở hữu đất, 1 tỉ chuyển tới ngành công nghiệp để đổi lấy công cụ sản xuất, thay thế phần hao mòn, 3 tỉ dành cho chi trả tiền công và các khoản khác thuộc vốn hằng năm (vốn lưu chuyển).
Dòng 63:
* như vậy, thu nhập của chủ trang trại là 3 tỉ (1 tỉ từ giới chủ đất và 2 tỉ từ giới công nghiệp), lại quay vòng mới: 1 tỉ dùng mua dụng cụ sản xuất, 2 tỉ trả tiền thuê đất.
 
Qua sự diễn giải trên cho thấy F. Quesnay quan niệm tiền chỉ là phương tiện trao đổi, bản chất mua bán chỉ là sự đổi hàng trực tiếp, sản xuất chuyển biến thành thu nhập mà sự chi trả cho phép tiến hành một vòng tuần hoàn mới. <ref>Аникин А.В. юность науки. М., 1985 </ref>
 
== Nguồn tham khảo ==
{{tham khảo}}
<references />
 
{{DEFAULTSORT:Quesnay, François}}
 
[[Thể loại:Nhà kinh tế học Pháp]]
[[Thể loại:Sinh 1696]]