Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiệt Thành Liễu Đạt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 5:
Sách ''Thiền sư Việt Nam'' ghi không biết tên họ thật và quê quán của thiền sư '''Thiệt Thành-Liễu Đạt''', chỉ biết ngài là đệ tử của Hòa thượng Minh Vật-Nhất Tri, và có lẽ đã qui y với hòa thượng này ở chùa Kim Cang (Bình Thảo, [[Đồng Nai]])<ref>''Thiền sư Việt Nam'', tr. 472.</ref>.
 
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Huỳnh Minh, thì ''Thiền sư Liễu Đạt, húy Thiệt Thành, vốn là [[người Hoa]], giỏi võ nghệ, lòng dạ cương trực, đã từng giết nhiều tham quan ô lại. Về sau, ông theo phái Lâm Tế, rồi đến tu ở chùa Từ Ân'' <ref>Huỳnh Minh, ''Gia Định xưa'', tr. 204.</ref>.
 
Khoảng giữa [[thế kỷ 18]], trong thời kỳ chúa [[Gia Long|Nguyễn Phúc Ánh]] đánh nhau với [[nhà Tây Sơn|Tây Sơn]], Hòa thượng [[Phật Ý-Linh Nhạc]] (cũng thuộc phái Lâm Tế, đời 35) hoằng hóa ở [[chùa Từ Ân]] và [[chùa Khải Tường]] ở [[Gia Định]]. Đến năm [[1744]], Thiền sư Thiệt Thành-Liễu Đạt được cử làm thủ tọa ở chùa Từ Ân, sau lại được làm trụ trì chùa Khải Tường.
 
Năm [[Mậu Thân]] [[tháng tám|tháng 8]] (7 [[tháng chín|tháng 9]] năm [[1788]]), chúa Nguyễn lấy được Gia Định. Trong khoảng thời này, chúa Nguyễn cùng quan quân ngụ tại chùa Từ Ân, còn các vương phi ngụ tại chùa Khải Tường <ref>Theo PTS. Trần Hồng Liên, "Vai trò của chùa Từ Ân trong sự phát triển văn hóa Phật giáo Gia Định" in trong sách ''Hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo [[Gia Định]]-[[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]]-[[Thành phố Hồ Chí Minh]]", Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, tr. 109.</ref>.
 
Vốn hảo tướng lại có tài thuyết giảng, Thiền sư Thiệt Thành-Liễu Đạt được nhiều người kính mộ, trong số đó có Thái trưởng công chúa Long Thành, chị ruột của chúa Nguyễn.