Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cầm Bá Thước”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Ghi nhận công lao: sửa chính tả, replaced: chẵng → chẳng using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 8:
==Hưởng ứng dụ Cần Vương==
===Được giao quyền chỉ huy quân sự===
Ngày [[5 tháng 7]] năm 1885, quân triều đình tập kích quân Pháp ở đồn Mang Cá thất bại. Quân Pháp phản công, [[kinh thành Huế]] bị thất thủ. [[Tôn Thất Thuyết]] đưa vua [[Hàm Nghi]] lên [[thành Tân Sở|chiến khu Tân Sở]] ([[Quảng Trị]]) ra [[phong trào Cần Vương|dụ Cần Vương]] kêu gọi toàn dân chống Pháp.
 
Nhận thấy tương quan lực lượng khá chênh lệch, vào [[tháng hai|tháng 2]] năm [[1886]], Tôn Thất Thuyết đã để cho hai con trai của mình là [[Tôn Thất Tiệp|Tôn Thất Thiệp]] và [[Tôn Thất Đàm|Tôn Thất Đạm]] tiếp tục duy trì triều đình [[Hàm Nghi]] chống [[Đế quốc thực dân Pháp|Pháp]], còn mình cùng với [[Trần Xuân Soạn]] và [[Ngụy Khắc Kiều]] tìm đường sang [[Trung Quốc]] cầu viện [[nhà Thanh]].
Dòng 28:
 
===Tham gia khởi nghĩa Hương Khê===
Sau đánh dẹp được cuộc khởi nghĩa ở Ba Đình và ở Hùng Lĩnh, quân Pháp rảnh tay liền huy động lực lượng cô lập Trịnh Vạn, căn cứ chính của Cầm Bá Thước.
 
Trước tình thế đó, [[tháng ba|tháng 3]] năm [[1893]], Cầm Bá Thước phải tạm trá hàng với Công sứ Pháp ở [[Thanh Hóa]], rồi âm thầm cho Bang Lự vào [[Hà Tĩnh]] bàn chuyện liên kết với [[Phan Đình Phùng]], thủ lĩnh [[khởi nghĩa Hương Khê]]. Sau đó, Trịnh Vạn trở thành quân thứ [[Thanh Hóa]] (gọi tắt là "Thanh thứ") của lực lượng Hương Khê.
 
Dò biết được chuyện này, đầu [[tháng hai|tháng 2]] năm [[1894]], Bộ chỉ huy quân Pháp cử Giám binh Lemeray (La-mơ-ray) lên Trịnh Vạn thám sát tình hình. Lúc trở về, Lemeray khẳng định Cầm Bá Thước chỉ trá hàng, vì vẫn tiếp tục rèn luyện quân sĩ và tích trữ lương thực, chuẩn bị chiến đấu.
 
Lập tức, Bộ chỉ huy quân Pháp đã điều một đội quân từ [[Thanh Hóa]] tiến lên Cửa Đặt (châu lỵ [[Thường Xuân]]) để chuẩn bị tấn công Trịnh Vạn. Quân Pháp chia làm ba toán. Một toán do Cuvelier (Cu-vơ-li-ê) chỉ huy tiến dọc theo [[sông Chu]]. Toán thứ hai do Marlier (Mắc-li-ê) chỉ huy đi hướng từ phía Nam theo [[sông Luộc]]. Toán thứ ba do Lecal (Lơ-Cát) chỉ huy men theo [[sông Đặt]].
Dòng 42:
Chiếm được Trịnh Vạn, quân Pháp xây đồn mới ở Bù Đồn và Đồng Chong để trấn giữ, đồng thời ra sức khủng bố. Mặc dù vậy, nghĩa quân vẫn liên tục mở các cuộc tập kích quân Pháp.
 
Để nhanh chóng bình định nơi này, quân Pháp tập trung thêm binh lực ở Trịnh Vạn. Đối phó lại, Cầm Bá Thước cho bố trí một trận địa lớn, giao cho lý trưởng làng Cúc là Hà Văn Vạn trá hàng để dẫn đường quân Pháp tấn công Cọc Chẽ, một căn cứ của nghĩa quân. Ngày [[29 tháng 1]] năm [[1895]], quân Pháp mở cuộc hành quân lên Cọc Chẽ. Dọc đường bị phục kích, bị thiệt hại nặng, nhưng cuối cùng quân Pháp cũng đánh chiếm được nơi đó.
 
Căn cứ Cọc Chẽ bị phá hủy, Cầm Bá Thước cho quân xây dựng căn cứ mới ở Hòn Bòng, giáp giới [[Thanh Hóa|Thanh]]-[[Nghệ An|Nghệ]] ở thượng nguồn sông Đặt.
 
Ngày [[10 tháng 5]] năm [[1895]], Marlier thay Lemeray làm giám binh, dẫn 200 lính đánh vào Hòn Bòng. Sau bốn ngày liên tục chiến đấu, nghĩa quân suy yếu rõ rệt. Mối liên hệ của "Thanh thứ" với Hương Khê bị cắt đứt, vì chính lúc này căn cứ Hương Khê cũng đang bị bao vây ngặt nghèo, còn các phong trào chống Pháp ở [[Thanh Hóa]] thì hầu như đã tan rã hết.
 
Đến trưa ngày [[13 tháng 5]] năm [[1895]], quân Pháp bắt được Cầm Bá Thước cùng vợ, em trai và 12 nghĩa quân tại vùng núi Lang-ca-phó thuộc [[Thường Xuân]], rồi đưa về giam ở Trịnh Vạn. Sau khi chiêu hàng không được, vào khoảng cuối [[tháng năm|tháng 5]] năm [[Ất Mùi]] ([[1895]]), ông bị quân Pháp bí mật thủ tiêu. Năm đó, ông mới 37 tuổi.
 
==Ghi nhận công lao==
Công cuộc chống Pháp của Cầm Bá Thước duy trì được khá lâu, chỉ đứng sau cuộc [[khởi nghĩa Hương Khê]]. Lúc Cầm Bá Thước còn đang chống Pháp, [[Tôn Thất Thuyết]], lúc này đang ở [[Trung Quốc]] cầu viện [[nhà Thanh]], có làm bài thơ gửi ông:
 
{|valign="top"