Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Bá Loan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Brum (thảo luận | đóng góp)
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Nguyễn Bá Loan''' (1857-1908), tục gọi là ''Ấm Loan'', là một chiến sĩ trong [[phong trào Cần Vương|phong trào Cần vương]] tỉnh [[Quảng Ngãi]], [[Việt Nam]]. Năm [[1908]], ông bị [[đế quốc thực dân Pháp|thực dân Pháp]] xử chém sau khi [[Phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ (1908)|phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ]] mà ông tham gia bị thất bại.
 
==Thân thế & sự nghiệp==
Dòng 10:
Ngày 23 [[tháng năm|tháng 5]] năm [[Ất Dậu]] (5 [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[1885]]), cuộc phản công của phe chủ chiến ở [[Kinh thành Huế]] thất bại, vua [[Hàm Nghi]] phải chạy ra [[Quảng Trị]], xuống dụ [[Phong trào Cần Vương|Cần vương]] (13 [[tháng bảy|tháng 7]] năm 1885).
 
Nhận được dụ, Nguyễn Bá Loan, [[Lê Trung Đình]] cùng với các cộng sự là [[Nguyễn Tự Tân]], [[Nguyễn Tấn Kỳ]] kéo đến tỉnh thành Quảng Ngãi đòi các quan lại đầu tỉnh cấp vũ khí, lương thực để chống Pháp nhưng không được, bèn tổ chức tấn công.
 
Nghĩa quân làm chủ tỉnh thành được một hai hôm, vào ngày 5 tháng 6 năm [[Ất Dậu]] (16 [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[1885]]), quyền Tiễu phủ sứ Sơn phòng Nghĩa-Định bấy giờ là [[Nguyễn Thân]] (trước theo Nghĩa hội Quảng Ngãi, sau theo pháp) cùng Đề đốc Đinh Hội đem khoảng 900 biền binh tiến về tỉnh thành mở cuộc vây đánh.
 
Sau khi quân triều giết chết Nguyễn Tự Tân và sáu viên chỉ huy khác, thì bắt được Lê Trung Đình<ref>Dụ hàng không thành, ngày 23 [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[1885]] thủ lĩnh Lê Trung Đình bị triều đình thân Pháp đem ra xử chém tại góc phía Bắc thành Quảng Ngãi (ghi theo trang Quảng Ngãi [http://www.quangngai.gov.vn/quangngai/tiengviet/Tongquan/2168104_340/]).''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam'' (tr. 382) chép Lê Trung Đình thọ án ngày 23 [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[1885]].</ref>.
 
Cuộc khởi nghĩa thất bại, Nguyễn Bá Loan kéo tàn quân lên miền núi, ngược ra căn cứ Tuyền Tung (huyện [[Bình Sơn]]), hợp quân với Nguyễn Tấn Kỳ, liên hệ với nghĩa quân [[Quảng Nam]] tấn công đối phương ở mạn Nam phủ lỵ Bình Sơn vào [[tháng tám|tháng 8]] năm 1885, gây cho họ nhiều thiệt hại.
Dòng 20:
Cuộc dấy binh lại bị đàn áp, Nguyễn Bá Loan liên lạc với [[Mai Xuân Thưởng]], vạch kế hoạch tấn công bản doanh Sơn phòng Nghĩa Định, nhưng cơ mưu bị bại lộ.
 
Năm [[1887]], thủ lĩnh Mai Xuân Thưởng bị bắt và bị xử chém (ngày 7 [[tháng sáu|tháng 6]] năm [[1887]]), Nguyễn Bá Loan đành phải ẩn náu để thoát khỏi sự truy bắt của đối phương.
 
Mãi đến năm [[1905]], ông mới trở về quê nhà, rồi hưởng ứng [[phong trào Duy Tân|cuộc vận động Duy Tân]] (1906-1908) do [[Phan Châu Trinh]] đề xướng. Năm [[1908]], cuộc biểu tình kháng thuế chống sưu do tổ chức này phát động bị khủng bố trắng.
 
Sau khi người đứng đầu hội là [[Lê Đình Cẩn]] bị bắt tù đày, Nguyễn Bá Loan lên thay. Ngày 07 [[tháng tư|tháng 4]] năm [[1908]], ông bị quân Pháp bắt giam tại nhà lao tỉnh. Công sứ Pháp là Daudet và Tuần phủ Ưng Định khuyên ông qui hàng sẽ được trọng dụng, nhưng ông kiên quyết từ chối.
 
Ngày 23 [[tháng tư|tháng 4]] năm [[1908]], Nguyễn Bá Loan bị chính quyền nhà Nguyễn tỉnh Quảng Ngãi xử chém ở [[hướng Đông|phía Đông]] tỉnh thành [[Quảng Ngãi]].
 
Ở [[Quảng Ngãi (thành phố)|thành phố Quảng Ngãi]] hiện có một đường phố mang tên ông.
 
==Thông tin liên quan==
'''Trịnh Thị Tuyết Anh''' (1870 - ?), người làng Quýt Lâm, nay thuộc xã Đức Phong, huyện [[Mộ Đức]], tỉnh [[Quảng Ngãi]].
 
Sinh trưởng trong một gia đình quan lại, cô lại có tiếng là người thông minh, hiếu hạnh và văn võ song toàn. Thời son trẻ, Tuyết Anh đã yêu quí Nguyễn Bá Loan, nhưng sau phải trở thành hôn thê của Tiễu phủ sứ Nguyễn Thân vì bị viên quan này ép buộc.