Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Văn Bền”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 18:
 
===Kế nghiệp buôn bán của cha===
Năm 1901, Trương Văn Bền thôi làm việc nhà nước, trở lại với nghề buôn bán của cha. Lúc đầu ông bán đậu phộng, đậu xanh, đường... trong một cửa tiệm nhỏ tọa lạc ở số 40 rue du Cambodge, Chợ Lớn. Công việc làm ăn dần mở rộng, ông mua các loại hàng sỉ từ các thương gia người Hoa rồi bán lại cho các tiệm bán lẻ ở Chợ Lớn.
 
Năm 1905, Trương Văn bền mở xưởng sản xuất và tinh luyện dầu ở [[Thủ Đức]]. Ông dùng máy ép bằng hơi làm ở Mỹ, mua từ Pháp. Một năm sau, ông mở một nhà máy xay gạo ở Chợ Lớn và một ở Rạch Các. Ông cũng có một khách sạn và một tiệm mỹ phẩm ở Chợ Lớn. Tuy vậy các cơ sở này không thành công bằng cơ sở sản xuất dầu của ông ở Thủ Đức.
Dòng 29:
Nhờ những thành công trên thương trường, Trương Văn Bền bắt đầu được biết đến như một doanh nhân người Việt Nam hàng đầu thời bấy giờ và được mời tham dự vào các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội sôi nổi, mà ông tham gia rất tích tực.
 
Ông được bầu làm hội viên Hội đồng quản hạt Nam kỳ (Conseil Colonial) vào năm 1920, năm 1924 là nghị viên Phòng Thương mại (Chambre de Commerce) năm 1924.
 
Năm 1932, ông là người Việt nam đầu tiên được bầu làm phó chủ tịch Phòng Thương mại và giữ chức này cho đến năm 1941. Ngoài ra ông còn là nghị viên Phòng Canh nông (Chambre d’ Agriculture, 1922), thành viên của hội đồng giám đốc quản trị (board of directors) của Thương cảng Saigon (Port Commerce de Saigon) và ứng viên Hội đồng Quản trị Sở Lúa gạo Đông Dương từ năm 1924.
Dòng 44:
Vào thời gian này, hầu hết xà bông dùng trong nước cũng như ở Đông Dương là nhập cảng từ [[Pháp]]. Chỉ có một số ít xà bông làm từ các xưởng nhỏ thủ công ở Chợ Lớn chất lượng kém nên sản xuất giới hạn, không thể cạnh tranh với xà bông nhập từ [[Marseille]], Pháp.
 
Tên tuổi của Trương Văn Bền gắn liền với xà bông Việt Nam, [[xà bông Cô Ba]]. Hãng xà bông của ông nằm trên đường Rue de Cambodge. Công ty của ông là [[Công ty Trương Văn Bền và các con - Dầu và Xà bông Việt Nam]] (Truong Van Ben & fils - Huilerie et Savonnerie Vietnam).
 
Xưởng dầu của ông ở Chợ Lớn mỗi tháng sản xuất khoảng 1.500 tấn dầu dừa và hãng xà bông Trương Văn Bền sản xuất khoảng 600 tấn xà bông và 10 tấn glycerine trong năm 1943. Vào thời kỳ khó khăn ở nhiều nước do chiến tranh, Công ty Trương Văn Bền và các con là công ty quan trọng nhất sản xuất dầu và xà bông trên toàn cõi Đông Dương.
Dòng 51:
 
===Hoạt động ở Hội đồng Kinh tế lý tài Đông Dương===
Trương Văn Bền được bầu làm hội viên của [[Đại Hội đồng Kinh tế Tài chính Đông Dương|Đại hội đồng Kinh tế Lý tài Đông Dương]] (Grand Conseil des Intérêts économiques et financiers de l'Indochine) năm 1929. Cơ quan này được thành lập năm 1928 để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế và tài chính ở Đông Dương với đại diện của [[Lào]], [[Campuchia]], [[Miền Trung (Việt Nam)|Trung kỳ]], [[Bắc Kỳ|Bắc kỳ]] và [[Nam Kỳ|Nam kỳ]].
 
Trong các hoạt động ở Đại hội đồng, Trương Văn Bền có nhiều đóng góp sửa đổi các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo vệ quyền lợi người dân bản xứ.
Dòng 63:
 
==Gia đình==
Trương Văn Bền có nhiều con, cả trai lẫn gái.
 
Một trong những người con của ông là Trương Khắc Trí, từng là chủ tịch Việt Nam Công thương Ngân hàng, thành lập năm 1953 tại [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]], và tổng giám đốc công ty xà bông Việt Nam từ 1959 tới 1965.
 
Một người con trai khác, ông Trương Khắc Huệ, tốt nghiệp đại học hóa học ở [[Marseille]], trở về làm việc ở Công ty Trương Văn Bền với cương vị giám đốc kỹ thuật 1945 - 1965 và tổng giám đốc từ 1965 - 1970. Ông Huệ cũng là hội trưởng nghiệp đoàn kỹ nghệ dầu và xà bông miền Nam Việt Nam (1965 - 1975) và là tổng thư ký Tổng đoàn Công ty kỹ nghệ Việt Nam (1969 - 1975).