Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bành Đức Hoài”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 46:
Còn những nguyên nhân sâu sắc khác dẫn đến sự thất sủng năm 1959. Dưới sự điều hành của Bành Nguyên soái, quân đội phát triển theo chiều hướng chính quy, chuyên nghiệp và giảm tính chính trị. Những thay đổi này bị đảo ngược khi Lâm Bưu nắm quyền. Mặt khác Bành Đức Hoài có những dấu hiệu không đồng ý với việc sút giảm quan hệ thân thiện với [[Liên Xô]]. Tuy vậy, năm 1959, uy tín của Mao Trạch Đông dù vẫn bao trùm nhưng đã xuống thấp chưa từng thấy, việc phế truất Bành Đức Hoài không thể thực hiện được nếu những người khác không nghi ngờ ông.
==Trong Cách mạng Văn hóa==
Mùa hè năm 1967, đại biểu cách mạng văn hóa Trung ương đến thẩm vấn Bành Đức Hoài. Thực chất là đánh đập, tra tấn và ép buộc ông phải thú nhận những vấn đề sau:
 
1. Quan hệ với Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Hạ Long.
 
2. Ở chiến trường Triều Tiên đã phản đối phương châm chiến lược của Mao Chủ tịch.
 
3. Mao Ngạn Anh rốt cuộc đã chết như thế nào?...
 
Sau đó, Bành Đức Hoài bị Hồng vệ binh về Bắc Kinh nhốt trong một doanh trại quân đội ở ngoại ô phía tây Bắc Kinh với điều kiện vệ sinh tồi tệ, không được chăm sóc y tế. Tháng 4 năm 1973, Bành Đức Hoài được xác định là bị ung thư trực tràng ở giai đoạn cuối. Do suy nhược sau khi mổ, tâm trọng tồi tệ, cố gắng của các bác sĩ không ngăn được tế bào ung thư nhanh chóng lan rộng. Bành Đức Hoài dặn dò các cháu<ref>Bành Mai Khôi, Bành Chính Tường, Bành Khang Bạch và Bành Cương</ref>: “Sau khi bác chết, hãy chôn tro xương của bác về quê, chôn xuống đất, bên trên trồng một cây ăn quả, tro xương có thể làm phân bón, để bác báo đáp mảnh đất quê hương lần cuối cùng, báo đáp bà con thân thuộc”. Tháng 10 năm 1974, Bành Đức Hoài ở trong tình trạng thường xuyên bị hôn mê, chỉ dựa vào truyền dịch để duy trì sự sống. Ông qua đời ngày 29 tháng 11 năm [[1974]], trung thành với lý tưởng cộng sản và nhưng vẫn giữ những bất đồng ý kiến với Mao Trạch Đông.