Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cao Văn Khánh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: <references /> → {{tham khảo}}
Dòng 5:
 
==Con đường binh nghiệp==
Sau khi chính phủ [[Trần Trọng Kim]] được thành lập, do sự vận động của [[Phan Anh]] và [[Tạ Quang Bửu]], ông tham gia trường Quân sự Thanh niên tiền tuyến<ref>Cùng học tại đây với ông khi đó còn có [[Phan Hàm]], [[Võ Quang Hồ]], [[Đào Văn Liêu]], [[Nguyễn Thế Lâm]], [[Cao Pha]], [[Đặng Văn Việt]], [[Đoàn Huyên]], về sau đều trở thành tướng lĩnh của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]]</ref>.
 
Khi [[Cách mạng tháng Tám]] nổ ra, ông trở thành Trung đội trưởng rồi Đại đội trưởng Giải phóng quân của [[Việt Minh]] ở Huế.
 
Khi quân Pháp nổ súng tại Nam Bộ, ông được cử theo đội quân Nam tiến, tiến quân vào Bình định và trở thành Ủy viên quân sự tỉnh Bình Định.
 
Cuối năm 1945, ông được cử làm Khu trưởng Khu V (với Chính ủy là Trần Lương, chính là tướng [[Trần Nam Trung]] sau này), rồi chỉ huy phó phân sở của Ủy ban Hành chính Kháng chiến miền Nam (do [[Nguyễn Sơn]] làm Chủ tịch), phụ trách các tỉnh từ Phú Yên đến Bình Thuận.
 
Giữa năm 1946, khi Đại đoàn 27 ra đời, ông được cử làm Đại đoàn phó, rồi Đại đoàn trưởng. Tháng 12 năm 1946, ông trở lại làm Khu trưởng Khu V một lần nữa.
 
Tháng 8 năm 1949, ông được điều về làm Đại đoàn phó cho Đại đoàn 308, Đại đoàn chủ lực đầu tiên của Bộ Tổng Tư lệnh <ref>[[Vương Thừa Vũ]] làm Đại đoàn trưởng</ref>, cùng tham gia chỉ huy của địa đoàn này trong nhiều chiến dịch lớn như Sông Thao 1949, Biên Giới 1950...
 
Đầu năm 1954, để chuẩn bị cho [[chiến dịch Điện Biên Phủ]], ông chỉ huy một bộ phận của đại đoàn này, cơ động mở đường hành quân sang Lào, tấn công quân Pháp dọc tuyến sông Nậm Hu, nhằm tiêu hao lực lượng có khả năng tiếp viện và bịt trước đường rút lui dự kiến của binh đoàn Pháp tại lòng chảo Điện Biên.
Dòng 22:
Tháng 4 năm 1958, ông giữ chức Cục trưởng Cục tổ chức Kế hoạch, kiêm Cục trưởng Cục Nhà trường, thuộc Tổng cục Quân huấn <ref>Do Thiếu tướng [[Hoàng Văn Thái]] làm Tổng cục trưởng</ref>. Tháng 10 năm 1960, ông trở thành Hiệu trưởng [[trường Đại học Trần Quốc Tuấn|trường Sĩ quan Lục quân]], quân hàm [[Đại tá]].
 
Tháng 3 năm 1964, ông được điều vào chức vụ Phó tư lệnh, kiêm Tham mưu trưởng [[Quân khu 3, Quân đội Nhân dân Việt Nam]], nhằm mục đích chuẩn bị cho chiến trường miền Nam.
 
Từ năm 1966 đến 1969, ông lần lượt giữ các chức vụ Phó tư lệnh của Chiến trường B3, Quân khu Trị Thiên, [[Quân khu IV]]. Đến tháng 5 năm 1970, ông được điều làm Tư lệnh Mặt trận 968 Hạ Lào, kiêm Phó tư lệnh Binh đoàn B70. Từ tháng 2 năm 1971, ông là Phó tư lệnh Mặt trận Đường 9 Nam Lào, rồi Tư lệnh Mặt trận B5, kiêm Phó tư lệnh [[Quân khu 4, Quân đội Nhân dân Việt Nam]]. Từ tháng 12 năm 1972, ông trở thành Tư lệnh Quân khu Trị Thiên. Có thể nói, Cao Văn Khánh gắn bó với chiến trường miền Trung và Tây Nguyên suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ, liên tục với các chiến dịch lớn như Đắc Tô (1966), [[Khe Sanh]] (1968), Đường 9 (1971), Quảng Trị (1972), Tây Nguyên (1974).
Dòng 29:
 
==Cuộc sống gia đình==
Năm 1949, trong buổi nói chuyện với các sinh viên trường Đại học Y khoa Việt Bắc, ông gặp một nữ sinh viên người đồng hương là '''Nguyễn Thị Ngọc Toản'''. Ngày 22 tháng 5 năm 1954, ông bà tổ chức đám cưới tại Điện Biên Phủ sau ngày chiến thắng, ngay trong hầm của tướng [[Christian de Castries]].
 
Vợ của ông, bà [[Nguyễn Thị Ngọc Toản]] xuất thân trong gia đình quý tộc triều Nguyễn. Thân phụ của bà là ông [[Tôn Thất Đàn]], từng giữ chức Thượng thư bộ Hình. Tên gốc của bà là '''Tôn Nữ Ngọc Toản'''. Người chị gái của bà là Tôn Nữ Thị Cung là phu nhân của Giáo sư Bác sĩ [[Đặng Văn Ngữ]].
 
Bà Ngọc Toản hiện đang là Giáo sư, Bác sĩ Quân y, hàm [[Đại tá]], Phó chủ tịch Hội phụ sản Việt Nam. Bà cũng là Ủy viên Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin. Bà cũng là tác giả một số sách y học, với các chuyên đề về sinh sản và giới tính, kiến thức về bệnh ung thư gan... được người đọc đánh giá cao.
Dòng 40:
 
==Chú thích==
{{tham khảo}}
<references />
 
==Liên kết ngoài==