Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tưởng Phương Lương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 25:
 
==Tiểu sử==
Tên khai sinh của bà là '''Faina Ipat'evna Vakhreva''' ({{lang-ru|Фаина Ипатьевна Вахрева}}, {{lang-be|Фаіна Іпацьеўна Вахрава}}, Fayina Ipaćjeŭna Vachrava), bà sinh ra trong một gia đình [[người Belarus]] di cư đến [[Yekaterinburg]], [[Đế quốc Nga]] trong [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]], bà trở thành trẻ mồ côi từ nhỏ và lớn lên cùng chị gái ruột Anna. Khi bà là đoàn viên của Đoàn thanh niên [[Komsomol]] của [[Liên Xô]] năm 16 tuổi, bà đã làm việc cùng với Tưởng Kinh Quốc tại [[Uralmash|Nhà máy Công nghiệp nặng Ural]]. Họ kết hôn 2 năm sau đó, vào ngày 15 tháng 3 năm 1935. Tưởng Kinh Quốc đã bị lưu đày đến làm việc tại [[Xibia|Siberia]] theo chỉ thị của [[Iosif Vissarionovich Stalin|Stalin]] sau khi cha ông là [[Tưởng Giới Thạch]] đã đuổi những người cánh tả ra khỏi [[Trung Quốc Quốc Dân Đảng|Quốc Dân đảng]]. Cặp vợ chồng có người con trai đầu tiên vào tháng 12 năm 1935, và tên ban đầu là Èrik (Эрик) nhưng được biết nhiều hơn với tên tiếng Trung [[Tưởng Hiếu Văn]]. Sau đó họ tiếp tục sinh hai người con trai là [[Tưởng Hiếu Vũ]] và [[Tưởng Hiếu Dũng]], cùng một người con gái, [[Tưởng Hiếu Chương]]. Tất cả ba người con sau của bà đều được sinh tại những nơi khác nhau ở Trung Quốc trong những năm tháng hỗn loạn của cuộc chiến Trung Nhật.
 
Vào tháng 12 năm 1936, [[Iosif Vissarionovich Stalin|Joseph Stalin]] cuối cùng đã đồng ý cho Tưởng Kinh Quốc trở lại [[Trung Quốc]]. Sau khi được [[Tưởng Giới Thạch]] và [[Tống Mỹ Linh]] thừa nhận tại [[Hàng Châu]], họ tới quê gốc của nhà họ Tưởng tại [[Khê Khẩu]], [[Phụng Hóa]], [[Chiết Giang]], và tổ chức một lễ cưới lần hai. Tưởng Phương Lương ở lại sinh sống cùng mẹ đẻ của Tưởng Kinh Quốc là [[Mao Phúc Mai]]. Bà được một người giám hộ dạy tiếng [[Quan thoại]], tuy nhiên bà lại được học phương ngữ Ninh Ba của [[tiếng Ngô]].
 
Khi Tưởng Kinh Quốc trở thành [[Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc|Tổng thống]], Tưởng Phương Lương theo truyền thống trở thành Đệ nhất phu nhân. Một phần vì bà không được giáo dục một cách chính thức; chồng bà cũng khuyến khích bà tham gia vào chính trị. Bà luôn đứng ngoài chính trường và được biết đến khá ít trong bối cảnh chủ tương chống cộng của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc. Bà đã không bao giờ trở về [[Nga]], và chỉ đi ra nước ngoài ba lần trong sau năm 50 tuổi, tất cả đều để thăm hỏi con cháu của bà. Trong năm 1992, bà nhận được một lời mời thăm viếng từ một đại diện của thị trưởng [[Minsk]], thủ đô [[Belarus]]. Đó là lần duy nhất bà có thể liên lạc với những người tại quê nhà. Bà cũng từng nhận được quà tặng của Nga.