Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Cự Lạng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Phạm Cự Lạng''' (范巨倆, hay còn gọi là '''Phạm Cự Lượng'''; [[944]] – [[984]]) là danh tướng đời [[Đinh Tiên Hoàng]] và được [[Lê Đại Hành]] phong cho đến chức [[Thái uý|Thái úy]]. Ông là người có vai trò rất quan trọng trong binh biến đưa [[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]] lên ngôi Hoàng đế và [[Chiến tranh Tống - Việt, 981]].
 
==Tiểu sử==
Dòng 17:
Phạm Hạp bị Lê Hoàn xử tử. Tuy vậy, Phạm Cự Lạng vẫn được Lê Hoàn tin dùng làm tướng dưới quyền.
 
Năm sau, nhà Tống nhân lúc nước Đại Cồ Việt rối ren, liền nảy ý đồ đánh chiếm, sai quan trấn thủ Ung Châu Hầu Nhân Bảo cùng các tướng Tôn Toàn Hưng, Vương Soạn, Triệu Phụng Huân, đem quân theo hai đường thủy bộ vào xâm lược.
 
Tình thế Đại Cồ Việt vô cùng nguy cấp. Tháng 7 năm ấy, Thái hậu [[Dương Vân Nga]] phong Phạm Cự Lạng làm Đại tướng tiên phong đem quân đi chống giặc. Trước lúc tiến quân, Phạm Cự Lạng hội quân sỹ ở cửa Đào Lâm (nay là thôn Đào Lâm, xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn), nói rằng:
Dòng 25:
 
===Đánh Tống và Chiêm===
Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, Phạm Cự Lạng được phong làm Thái úy. Cuối mùa xuân năm [[Tân Tỵ]] (981), mọi mũi tiến quân của quân Tống đều bị quân Đại Cồ Việt phá, tướng Tống là [[Hầu Nhân Bảo]] chết trận, quá nửa quân Tống bị diệt, buộc vua Tống xuống chiếu lui quân.
 
Năm [[Nhâm Ngọ]] (982), Phạm Cự Lạng được cử cầm quân đánh Chiêm Thành để trả đũa việc vua Chiêm vô cớ bắt sứ giả Đại Cồ Việt.
Dòng 32:
Mùa thu năm [[Quý Mùi]] (983), Phạm Cự Lạng được vua tin trao trọng trách đi khai sông mới từ Đồng Cổ đến Bà Hòa (tức từ Đan Nê, Yên Định đến Đồng Hòa, Tĩnh Gia Thanh Hoá ngày nay). Trên đắp thành đường lớn, dưới khai thành sông lớn để lưu thông thủy bộ. Cũng trong năm này, Phạm Cự Lạng còn chỉ huy đào cảng Đa Cái ở Hoan Châu (tức Hương Cái, Hưng Nguyên, Nghệ An ngày nay).
 
Ngày 12 tháng 9 năm [[Giáp Thân]] (tức [[9 tháng 10]] năm [[984]]), Phạm Cự Lạng mắc bệnh sốt rét, mất tại Đồng Cổ, nơi ông đang làm việc, hưởng dương 41 tuổi. Nhà vua thương tiếc sai người đem tướng cữu hồi kinh, an táng tại phía nam Bồ Sơn.
 
Ghi nhớ công ơn Phạm Cự Lạng ở Đồng Cổ và Đa Cái hiện còn đền thờ ông. Tại Hà Nội, đời vua Lý Thái Tông (1028-1054) giao cho Bộ Lễ viết sắc phong: “Thần Phạm Cự Lạng làm Hoằnng Thánh Đại Vương” (sau vì kiêng húy đổi thành Hồng Thánh) chuyên xét việc hình ngục, thờ tại đền Ngự sử (nay là đền Lương Sử thuộc khu Văn Miếu-Quốc Tử Giám Hà Nội). Tại Hưng Lộc (Nghĩa Hưng -[[Nam Định]]) cũng có đền thờ Phạm Cự Lạng ghi lại sự tích tương tự như đền thờ Lương Sử (Hà Nội).