Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Taira no Kiyomori”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{Tên người Nhật|Taira}}
[[Tập tin:Taira no Kiyomori.jpg|nhỏ|phải|300px|]]
{{nihongo|'''Taira no Kiyomori'''|平 清盛|Bình Thanh Thịnh|[[1118]]–[[1181]]}} là một vị tướng vào cuối [[thời kỳ Heian|thời Heian]] của [[Nhật Bản]]. Ông thiết lập nên chính quyền hành chính do [[samurai]] thống trị đầu tiên trong [[lịch sử Nhật Bản]].
 
Sau cái chết của cha ông là [[Taira no Tadamori]] năm [[1153]], Kiyomori nắm lấy quyền kiểm soát gia tộc [[Gia tộc Taira|Taira]] và tiến vào lĩnh vực chính trị một cách đầy tham vọng, khi mà trước đó ông mới giữ một vị trí thứ yếu. Năm [[1156]], ông và [[Minamoto no Yoshitomo]], tộc trưởng gia tộc [[Gia tộc Minamoto|Minamoto]], dẹp [[loạn Hōgen]]. Điều này khiến các gia tộc samurai Taira và Minamoto trở thành các gia tộc chiến binh hàng đầu ở [[Kyōto (thành phố)|Kyoto]]. Tuy vậy, sức mạnh mới của họ thực tế khiến các đồng minh trở thành những kẻ tử thù mà đỉnh cao là [[loạn Heiji]] 3 năm sau đó năm [[1159]]. Kiyomori, chiến thắng và giết được Yoshitomo và hai con trai lớn của ông, nay là người tộc trưởng của gia tộc chiến binh hùng mạnh duy nhất ở Kyoto. Tuy vậy, cần phải chý ý rằng quyền lực và ảnh hưởng của gia tộc ông khi ấy ở các tỉnh là một điều không chắc chắn, Kiyomori thể hiện lòng khoan dung và lưu đày vài người con của Yoshitomo, bao gồm [[Minamoto no Yoritomo|Yoritomo]], [[Minamoto no Noriyori|Noriyori]], và [[Minamoto no Yoshitsune|Yoshitsune]] – một lòng nhân từ sẽ khiến gia tộc Taira sụp đổ sau này.
 
Với vị trí tộc trưởng của gia tộc chiến binh/quan lại duy nhất, Kiyomori giữ vị trí độc tôn thao túng mối hận thù trong triều giữa Thượng hoàng Go-Shirakawa và con trai mình, Thiên hoàng Nijo. Qua sự thao túng này, Kiyomori có thể leo lên các vị trí chủ chốt trong triều, mặc dù phần lớn việc phong chức hay thành công của gia đình trong việc có được các tước hiệu và chức vụ là nhờ sự giúp đỡ của Thượng hoàng Go-Shirakawa. Điều này lên đến đỉnh cao vào năm 1167, khi Kiyomori trở thanhaf vị quan đầu tiên từ một gia tộc chiến binh được bổ nhiệm làm ''[[Daijō daijin|Daijō Daijin]]'', Thái Chính Đại Thần, và thực tế là người quản lý mọi chuyện triều chính. Theo quy tắc, ông sớm từ bỏ vị trí lãnh đạo nhà Taira, với mục đích duy trì uy tín chính trị và xã hội của việc giành được chức quan cao nhất nước, nhưng vẫn không cần phải góp mặt. Điều này trở thành một thông lệ trong rất nhiều năm trên những tầng nấc cao nhất của chính quyền Nhật Bản và làm như vậy, Kiyomori xác nhận vị trí mà ông cho là quyền lực nhất trong triều đình Kyoto. Nên chú ý rằng nhiều vị quan từ các gia đình truyền thống (các gia đình quý tộc không phải chiến binh) không hài lòng với việc Kiyomori được giành được chức Daijo-daijin và cách ông xử sự với các đại quan khác trong triều.
 
Năm [[1171]], Kiyomori sắp xếp một cuộc hôn nhân giữa [[Thiên hoàng Takakura]] và con gái mình [[Taira no Tokuko]]. Con trai đầu tiên của họ, Hoàng từ Tokihito được sinh ra năm [[1178]]. Năm sau đó, năm [[1179]], Kiyomori tiến hành đảo chính quân sự buộc các kẻ thù của mình phải rời khỏi mọi vị trí trong triều và sau đó lưu đày họ. Ông sau đó lấp vào các vị trí trống bằng các đồng minh và họ hàng của mình, tống giam Pháp hoàng [[Thiên hoàng Go-Shirakawa|Go-Shirakawa]]. Cuối cùng, năm [[1180]] Kiyomori ép Thiên hoàng Takakura từ ngôi và trao ngôi báu cho Hoàng từ Tokuhito, trở thành [[Thiên hoàng Antoku]].
 
[[Tập tin:Yoshitoshi The Fever.jpg|nhỏ|350px|trái|Trong khi chịu đựng bệnh tật, Taira no Kiyomori phải đối mặt với hình ảnh địa ngục và bóng ma những nạn nhân của ông, tranh năm năm 1883 của [[Yoshitoshi]].]]