Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Thị Lộ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 41:
| website =
}}
'''Nguyễn Thị Lộ''' (sinh [[1400]] hoặc [[1390]]<ref name="Sinh">''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam'' (tr. 644) ghi không rõ. Đức Hà ghi bà sinh năm [[1400]] (''Nguyễn Thị Lộ và kỳ án Lệ Chi Viên''). GS. Võ Thu Tịnh thì ghi bà sinh năm [[1390]] (''Vụ án Lệ Chi Viên''). Nhưng cả hai tác giả đều không cho biết đã căn cứ vào đâu. Tuy nhiên, con số 1400 đáng tin hơn, vì bà phải còn "khá trẻ" mới có cớ để đối phương dựng lên vụ án. Và nếu tin theo đây, thì Nguyễn Thị Lộ mất năm 42 tuổi (Nguyễn Trãi mất năm 62 tuổi. So lại, ông bà lệch nhau khoảng 20 tuổi).</ref> - mất [[1442]]), là vợ thứ của [[Nguyễn Trãi]] và là một nữ quan [[nhà Hậu Lê]] trong [[lịch sử]] [[Việt Nam]]. Tên tuổi bà từ lâu đã gắn liền với [[vụ án Lệ Chi Viên|vụ thảm án Lệ Chi Viên]] xảy ra vào năm [[Nhâm Tuất]] ([[1442]]), dẫn đến cái chết của vợ chồng bà và cái án [[tru di tam tộc]] cho dòng họ.
 
==Cuộc đời==
'''Nguyễn Thị Lộ''' ([[chữ Hán]]: 阮氏路) sinh tại làng Hải Hồ (sau đổi là làng Hải Triều, tục gọi làng Hới), tổng Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tân Hưng (nay thuộc xã [[Tân Lễ]], huyện [[Hưng Hà]], tỉnh [[Thái Bình]]).
 
Cha bà là Nguyễn Mỗ, làm nghề thầy thuốc. Nhờ tư chất thông minh, lại được cha cho đi học, nên bà sớm thông hiểu các kinh sách và lại biết làm thơ. Ngoài ra, bà còn nổi tiếng là một người xinh đẹp.
Dòng 57:
Theo tài liệu ''Đất và Người [[Thái Bình]]'', thì trong một lần lên kinh thành bán chiếu bà đã gặp Nguyễn Trãi, rồi trở thành người bạn đời của ông, rồi cùng vào [[Khởi nghĩa Lam Sơn|Lam Sơn tụ nghĩa]] dưới ngọn cờ của thủ lĩnh [[Lê Thái Tổ|Lê Lợi]]. Tại đây, bà làm thầy dạy con em các thủ lĩnh và là trợ thủ đắc lực cho chồng trong mọi công việc <ref>Xem bài trên ''Cổng thông tin tỉnh Thái Bình'' [http://www.thaibinh.gov.vn/ct/introduction/Lists/dn/View_Detail.aspx?ItemId=28].</ref>. Tuy nhiên, thông tin này không thấy chép trong sử cũ.
 
Cuối năm [[1427]], cuộc [[khởi nghĩa Lam Sơn]] toàn thắng. Sang năm [[1428]], thủ lĩnh Lê Lợi lên ngôi vua (tức [[Lê Thái Tổ]]), thì Nguyễn Trãi được phong tước hầu. Nhưng rồi những mâu thuẫn nội bộ triều đình dẫn đến việc sát hại công thần ([[Trần Nguyên Hãn]], [[Phạm Văn Xảo]]), và bản thân Nguyễn Trãi cũng bị bắt giam. Tuy sau đó, ông được tha nhưng không còn được tin dùng như trước.
 
===Làm Lễ nghi học sĩ===
Dòng 72:
===Bị gán tội chết===
{{Chính|Vụ án Lệ Chi Viên}}
Vua [[Lê Thái Tông]] vốn là người ham sắc, có nhiều vợ, chỉ trong 2 năm sinh liền 4 hoàng tử. Các bà vợ tranh chấp ngôi thái tử cho con mình nên trong triều xảy ra xung đột.
 
Vua truất Hoàng hậu Dương Thị Bí và ngôi thái tử của con bà là [[Lê Nghi Dân]] lên 2 tuổi, lập [[Nguyễn Thị Anh]] làm Hoàng hậu và cho con của bà này là Lê Bang Cơ chưa đầy 1 tuổi làm thái tử. Cùng lúc đó một bà vợ khác của vua là [[Ngô Thị Ngọc Dao]] lại sắp sinh, Nguyễn Thị Anh sợ đến lượt mẹ con mình bị phế nên tìm cách hại bà Ngọc Dao. Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và tìm cách cứu bà Ngọc Dao đem nuôi giấu, sau bà sinh được hoàng tử Tư Thành (tức vua [[Lê Thánh Tông]] sau này)<ref>Xem trong bài viết ''Nữ học sĩ Ngô Chi Lan'' của Ngô Văn Học đăng trên báo ''Hà Nội mới'' số ra ngày 28 tháng 12 năm 2009 [http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_long/303264/nu-hoc-si-ngo-chi-lan.htm].</ref>.
Dòng 122:
:''Chồng còn chưa có, hỏi chi con!
 
Nguyễn Trãi yêu sắc, phục tài bèn dò hỏi gia cảnh rồi cưới cô gái ấy (tức Nguyễn Thị Lộ) làm thiếp.
 
Trong sách ''Công Dư tiệp ký'' của [[Vũ Phương Đề]] ([[1679]]-?) có chép câu chuyện này. Tuy nhiên, đây chỉ là một câu chuyện tương truyền, không thể tra xét được.
Dòng 128:
=== Truyền thuyết rắn báo oán===
Một hôm, cha Nguyễn Trãi là [[Nguyễn Phi Khanh]] cho học trò phát cỏ trong vườn để làm chỗ dạy học. Đến đêm, ông nằm mơ thấy một người đàn bà dẫn bầy con dại tới xin thư thả ít hôm, vì bận con mọn nên chưa kịp dọn nhà. Đến khi học trò của ông phát cỏ, đập chết một bầy rắn con, lúc đó ông mới hiểu ra ý nghĩa giấc mơ...Đêm đó, lúc ông đọc sách thì có con rắn bò trên xà nhà nhỏ một giọt máu thấm vào chữ "tộc" ("họ") qua ba lớp giấy ứng với việc gia tộc ông sẽ bị hại đến ba họ. Ngày sau con rắn mẹ hóa ra bà Nguyễn Thị Lộ để làm hại ba đời nhà ông.
Đến đời Nguyễn, trong ''Lịch triều hiến chương loại chí'' lại có thêm chi tiết: ''Con rắn thành tinh ngầm mang thù oán, mới đầu thai thành Thị Lộ. Nàng sinh ra dưới sườn có vảy...''<ref>Phan Huy Chú, sách đã dẫn, tr. 233.</ref>
 
Mặc dù câu chuyện được nhiều sách cũ chép đi chép lại, nhưng nhiều người tin rằng nó chỉ nhằm đổ tội cho Nguyễn Thị Lộ, giải thích nguyên nhân tiền định về cái chết của vua Lê Thái Tông và Nguyễn Trãi. Ngoài ra, nội dung truyện cũng chẳng có gì mới mẻ mà chỉ là mô phỏng từ các truyền thuyết xa xưa của [[Trung Quốc]]. Ngày nay, truyền thuyết này đã bị bác bỏ.