Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trịnh Tuy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 10:
Chính sự nhà Lê đổ nát, nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, trong đó lớn nhất là khởi nghĩa [[Trần Cảo (tướng khởi nghĩa)|Trần Cảo]] (1516). Trong khi quân khởi nghĩa áp sát kinh thành, vua [[Lê Tương Dực]] vẫn chơi bời không lo lắng việc nước. Đại thần Mỹ Huệ hầu Trịnh Duy Sản can ngăn vua Tương Dực bị đánh đòn nên sinh oán hận, sắp mưu giết chết Tương Dực, lập chắt [[Lê Thánh Tông]] là Lê Y mới 11 tuổi lên ngôi, tức là [[Lê Chiêu Tông]].
 
Tháng 4 năm 1416, quân khởi nghĩa Trần Cảo nhân khi kinh thành rối loạn bèn tiến đánh [[Thăng Long]]. Cùng lúc đó, [[Nguyễn Hoằng Dụ]] đóng quân ở Bồ Đề, được tin Duy Sản giết vua, liền đem quân qua sông, đốt hết phố xá trong kinh thành rồi mang quân rút khỏi Thăng Long.
 
Trịnh Duy Sản thấy kinh thành bị phá liền mang vua Lê Chiêu Tông bỏ chạy về Tây Đô ([[Thanh Hóa]]). Nhân đấy Trần Cao sang qua sông, vào chiếm cứ kinh thành, xưng niên hiệu là Thiên Ứng, ngự triều xưng làm vua.
Dòng 16:
Trịnh Duy Sản nhân danh vua Chiêu Tông, từ thành Tây Đô tập hợp quân các trấn về đánh Trần Cảo ở kinh thành. Vĩnh Hưng hầu Trịnh Tuy hưởng ứng lời gọi, bèn thống lĩnh quân thủy bộ hộ binh cùng vào Thăng Long với các tướng [[Nguyễn Hoằng Dụ]], Nguyễn Văn Lự.
Quân triều đình tiến đánh kinh thành, vây 4 mặt. Các đạo quân nhà Lê hợp lại phá tan quân Trần Cảo. Cảo phá vây bỏ chạy. Vua Chiêu Tông trở lại kinh đô.
 
Mặc dù Trần Cảo phải bỏ chạy nhưng trong nước lúc đó vẫn còn nhiều cánh quân nổi dậy chống triều đình chưa bị dẹp.
Dòng 39:
Chiêu Tông không dẹp nổi Nguyễn Kính, phải sai người đi dụ. Nguyễn Kính đòi giết Chử Khải, Trịnh Hựu, Ngô Bính là những người gièm pha Trần Chân. Chiêu Tông nghe kế của Đàm Cử, bèn giết 3 người, nhưng Nguyễn Kính lại càng hoành hành, đóng quân không rút.
 
Thấy Lê Chiêu Tông không làm chủ được chính sự, Trịnh Tuy quyết định làm việc phế lập. Tháng 9 năm 1518, ông và văn thần Nguyễn Sư mưu lập người con của Tĩnh Tu công Lộc tên là [[Lê Bảng]]<ref>Lê Lộc là cháu Cung vương Lê Khắc Xương - anh vua [[Lê Thánh Tông]], tức là Bảng là cháu 4 đời của Khắc Xương. Xem thêm bài [[Lê Nghi Dân]]</ref> làm vua, đổi niên hiệu là Đại Đức.
 
Không lâu sau đó, ông lại phế Bảng và lập em Bảng là [[Lê Do]], đổi niên hiệu là Thiên Hiến, làm hành diện ở xã Do Nha, [[từ Liêm|huyện Từ Liêm]]. Trịnh Tuy sai người dụ [[Nguyễn Kính]], Kính thấy ông là người cùng phe với Trịnh Duy Sản và Trần Chân trước đây nên đồng lòng đi theo.