Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giả Hủ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
Khi còn trẻ, Giả Hủ là người có học vấn nhưng khả năng của ông thì “người đời chẳng ai biết đến” Chỉ có một nhân sĩ ở Hán Dương là Diêm Trung khi tiếp xúc với ông mới cho rằng ông là người khác thường và có cái tài lạ của Lương, Bình.<ref>tức [[Trương Lương]], [[Trần Bình]] hai chiến lược gia nổi tiếng vào đầu những năm đầu triều Hán</ref><ref name="ReferenceA">Tam Quốc Chí, Trần Thọ, Bùi Tùng Chi ghi chú, Giả Hủ truyện, quyển 10</ref>
 
Đến kỳ thi xét Hiếu liêm, Giả Hủ đã đậu kỳ thi này và được bổ nhiệm làm chức Lang<ref>một quan chức trong chính quyền thời [[Nhà Hán#Sự trỗi dậy và sụp đổ của nhà Đông Hán|Đông Hán]]</ref> Tuy nhiên, khi nhìn thấy những sự tham nhũng trong chính quyền vào thời điểm đó, mặt khác ông vì bị ốm nặng bèn nhân đó từ quan, quay về phía quê nhà.
 
Trên đường trở về đến đất Khiên, ông đã bị bắt bởi phiến quân từ các bộ lạc rợ Đê cùng với mấy chục người khác. Ông cho biết ông chính là cháu ngoại của Thái úy Đoàn Quýnh (段熲), là một vị tướng trấn thủ ở biên ải, uy danh vang xa. Các phản quân rợ Đê nghe danh tiếng nên không dám làm hại ông mà ngược lại còn phóng thích cho ông. Những người bị bắt khác thì đều bị giết cả.
Dòng 16:
Giả Hủ đã hiến nhiều kế sách quan trọng, giúp cho Đổng Trác giành thắng lợi trong cuộc đàn áp này và phát triển thực lực của ông ta, đó chính là điều kiện để sau này Đổng Trác tiến vào trung nguyên.
 
Năm 189, Đổng Trác tiến vào kinh đô [[Lạc Dương]] với lực lượng hùng hậu và mang theo dã tâm, nhanh chóng chuyên quyền, phế [[Hán Thiếu Đế]], lập [[Hán Hiến Đế]], bắt ép vua mới phong chức Thái sư và biến vua Hán trở thành bù nhìn.
 
''Tam Quốc chí'' cho biết Đổng Trác vào Lạc Dương, Hủ được lấy làm Thái uý duyện rồi Bình tây Đô uý, lại thăng lên làm Thảo lỗ Hiệu uý<ref name="ReferenceA"/>.
Dòng 25:
Các [[chư hầu]] do [[Viên Thiệu]] cầm đầu nổi dậy chống Đổng Trác. Trác thua trận bỏ [[Lạc Dương]], mang Hán Hiến Đế về [[Tràng An]]. Giả Hủ đi theo. Vào năm [[192]], Đổng Trác bị [[Lã Bố]] giết ở [[Tràng An]]. Sau đó Ngưu Phụ cũng bị giết.
 
Giả Hủ khi đó cùng các bộ tướng của Đổng Trác là [[Lý Quyết|Lý Thôi]] (hay Lý Giác), [[Quách Dĩ]], [[Trương Tế]] và [[Phàn Trù]] đang đóng quân ở ngoài. Lý Thôi xin [[Vương Doãn]] tha tội nhưng Vương Doãn không đồng ý. Giả Hủ hiến kế cho Lý Thôi tập hợp quân đội để chiếm Trường An để trả thù cho Đổng Trác.
 
Theo ''Tam Quốc chí'', khi Trác bại vong, Phụ cũng chết, mọi người rất sợ hãi, bọn Hiệu uý Lý Thôi, Quách Dĩ, Trương Tế muốn giải tán, sắp sửa quay về quê. Ông nói:
Dòng 61:
Giả Hủ đã giúp Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu ở [[trận Quan Độ]] với mưu kế cắt đứt nguồn cung cấp lương thảo của Viên thiệu trong trận đánh ở Ô Sào, đó là trận chiến bản lề cho chiến thắng của Tào Tháo trong trận Quan Độ. Sau trận đánh này, Tào Tháo đã cơ bản thống nhất Trung Quốc.
 
Năm 208, Giả Hủ khuyên Tào Tháo rằng không nên đánh [[Đông Ngô]], nhưng ý kiến này không được chấp nhận và kết quả là Tào Tháo đã đại bại trong [[trận Xích Bích]].
 
Sau đó, vào năm 211, quân Tây Lương do [[Mã Siêu]] và [[Hàn Toại]] cầm đầu tấn cống quân Tào ở Đồng Quan. Tào Tháo dẫn quân đánh trả và bị bại trong [[trận Đồng Quan]]. Giả Hủ hiến kế cho Tào Tháo ly gián Mã Siêu và Hàn Toại bằng việc xóa bức thư gửi cho Hàn Toại và thông báo cho Mã Siêu biết gây nghi ngờ nội bộ. Kế sách này mang tính then chốt của chiến thắng của Tào Tháo trong chiến dịch Đồng Quan.