Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đông Chu Huệ công”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 12:
}}
 
'''Đông Chu Huệ công''' ([[chữ Hán]]: 東周惠公) là vị [[quân chủ]] đầu tiên của nước [[Đông Chu (nước)|Đông Chu]] thời [[Chiến Quốc]] trong [[lịch sử Trung Quốc]], ông là con thứ của [[Tây Chu Uy công]] Cơ Táo và là em của [[Tây Chu Huệ công]] Cơ Triêu.
 
Theo [[Sử Ký Tư Mã Thiên]] - Chu bản kỷ thì Đông Chu Huệ công tên thật là Cơ Căn, còn theo một số thư tịch khác thì tên ông là Cơ Ban. Năm 367 TCN Tây Chu Uy công qua đời, [[thế tử]] Cơ Triêu nối ngôi cha tức là Chu Huệ công. Cơ Căn không chịu đã dấy binh tạo phản đánh vào cung vua nhưng lúc ấy người dân nước Chu đa phần theo Cơ Triêu nên không ủng hộ ông, Cơ Căn thua to dẫn tàn quân tháo chạy ra đất Củng - nay thuộc [[huyện (Trung Quốc)|huyện]] [[Củng (huyện)|Củng]] [[tỉnh (Trung Quốc)|tỉnh]] [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]]. Tại đây ông được sự hậu thuẫn của hai nước chư hầu là [[Hàn (nước)|Hàn]] và [[Triệu (nước)|Triệu]] cũng tự xưng là Chu Huệ công, [[Chu Hiển Vương]] không biết cư xử thế nào với tình cảnh đó - bởi lúc đó quyền lực của [[thiên tử]] chỉ còn trên danh nghĩa - nên đành chấp nhận sắc phong cho Cơ Căn. Thế là nước Chu nhỏ bé bị phân làm 2 nửa, nửa của Cơ Triêu gọi là Tây Chu quân còn nửa của Cơ Căn gọi là Đông Chu quân.