Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Thiên Tích”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 8:
Thời [[Lê Thái Tông]], ông kiêm chức Ngự tiền học sinh, làm Phó sứ sang [[Trung Quốc]]. Khi trở về ông được phong làm Thị ngự sử.
 
Nhóm Trình Hoàng Bá, Lê Quốc Khí, Đinh Bang Bản, Nguyễn Tông Chí, Lê Đức Dư về phe với Tư đồ [[Lê Sát]], khi [[Lê Thái Tổ]] còn sống đã gièm pha [[Phạm Văn Xảo]] và [[Trần Nguyên Hãn]] khiến Thái Tổ giết hai công thần này. Trước khi mất, Thái Tổ ân hận, dặn không được trọng dụng những người gièm pha đó. Nhưng Lê Sát muốn cất nhắc người cùng cánh nên ra sức tiến cử mấy người đó với Lê Thái Tông. Biết ý định này, Nguyễn Thiên Tích và [[Bùi Cầm Hổ]] ra sức can ngăn, khuyên vua nên theo lời di huấn của cha. Lê Thái Tông bèn bác lời tâu của Lê Sát, không trọng dụng những người này<ref>Đại Việt thông sử, truyện Trần Nguyên Hãn</ref>.
 
Năm 1437, ông hạch tội người coi việc từ tụng là [[Trịnh Khắc Phục]] cố gỡ tội cho Lê Trung làm việc trái phép, nhưng Lê Thái Tông bỏ qua không xét. Ông bèn xin bãi chức, nhưng Lê Thái Tông không đồng ý, bảo ông cứ trở về làm nhiệm vụ cũ<ref name="phc280">Phan Huy Chú, sách đã dẫn, tr 280</ref>. Sau đó Nguyễn Thiên Tích lại hạch tội Lê Sát chuyên quyền. Kết quả Lê Sát bị bãi chức Tư đồ.
Dòng 14:
Năm 1438, ông làm Phó sứ đi cống nhà Minh. Khi trở về được làm Thị độc Viện Hàn lâm.
 
Lê Thái Tông qua đời mùa thu năm 1442. Mùa đông năm đó, ông vâng mệnh soạn văn bia Hựu Lăng (an táng Lê Thái Tông).
 
Thời Lê Nhân Tông, ông được thăng làm Phó sứ viện Nội mật. Sau đó vì bị vu cáo<ref name="phc280"/> nên bị mất chức, sau đó lại được cất nhắc làm Tri chế cáo Viện Hàn lâm.