Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Flavius Aetius”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
==Tiểu sử==
===Gia đình===
Flavius Aetius sinh tại [[Durostorum]] ở vùng [[Moesia|Hạ Moesia]] (nay là [[Silistra]], [[Bulgaria|Bungari]]) vào năm 396. Cha ông là [[Flavius Gaudentius]], một người lính [[La Mã gốc Scythia]],<ref name="Gibbon"/><ref>[http://www.newadvent.org/cathen/01177b.htm Aëtius]. ''[[Catholic Encyclopedia]]''; ''Dictionary of Greek and Roman Biography and Mythology'', vol. 1, page 51; Tirnanog (1997).</ref> mẹ ông không rõ họ tên, xuất thân từ một gia đình quý tộc giàu có gốc [[Ý]].<ref>Jordanes, ''Getica'', 176; Merobaudes, ''Carmina'', iv, 42-43, and ''Panegyrici'', ii, 110-115, 119-120; Gregory of Tours, ii.8; Zosimus, v.36.1; ''Chronica gallica 452'', 100. Cited in Jones, p. 21.</ref> Vào năm [[425]], Aetius kết hôn với một người con gái không rõ họ tên của Carpilio,<ref>Carpilio had been a ''comes domesticorum'', commander of the imperial guard (Gregory of Tours, ii.8).</ref> hạ sinh một người con trai cũng tên là [[Carpilio]].<ref>Carpilio went to [[Attila]] for an embassy (Cassiodorus, ''Variae'', i.4.11) and remained at their court as an hostage for some time (Priscus, fr. 8).</ref> Về sau ông còn kết hôn với [[Pelagia]], góa phụ của Bonifacius, có thêm một người con trai nữa là [[Gaudentius]]. Ngoài ra ông còn có một cô con gái nữa không rõ họ tên, về sau là vợ của [[Thraustila]], người đã trả thù cho cái chết của Aetius bằng cách lập mưu ám sát Hoàng đế [[Valentinianus III]].<ref>Gregory of Tours, ii.8; Priscus, fr. 8; Cassiodorus, ''Variae'', i.4.11; John of Antioch, fr. 201.3 and 204; Marcellinus comes, s.a. 432; Sidonius Apollinaris, ''Carmina'', v.205; Hydatius, 167; Merobaudes, ''Carmina'', iv (poem composed for the first birthday of Gaudentius); ''Additamenta ad chron. Prosperi Hauniensis'', s.a. 455 (only source to cite Thraustila as son-in-law of Aëtius). Cited in Jones, p. 21.</ref>
 
===Sự nghiệp ban đầu===
Dòng 14:
Năm [[423]], [[Hoàng đế Tây La Mã]] là [[Honorius (Hoàng đế)|Honorius]] qua đời. Người có uy quyền lớn nhất là [[Castinus]], đã chọn [[Joannes]], một viên Sĩ quan cấp cao làm người kế vị, dù cho Joannes không thuộc về dòng dõi của [[Vương triều Theodosius]] và ông cũng không nhận được sự công nhận của Triều đình phương Đông. [[Hoàng đế Đông La Mã]] là [[Theodosius II]], cùng đại tướng [[Aspar]] thống lĩnh quân đội tiến hành chinh phạt Triều đình Joannes ở phương Tây, đặt người em họ của ông là Valentinianus III (cháu Honorius) lên ngôi Hoàng đế Tây La Mã. Aetius được Hoàng đế Joannes bổ nhiệm làm ''[[cura palatii]]'' và được phái đến nhờ sự giúp đỡ của người Hung, tuy nhiên Joannes cùng các Thượng quan trong Triều đình của ông này bị quân đội của Valentinianus III bắt sống và giết chết vào tháng 6 hoặc là tháng 7 năm 425. Một thời gian ngắn sau, Flavius Aetius trở lại cùng với đội quân người Hung và phát hiện ra rằng quyền bính của Đế chế phương Tây đều nằm trong tay vua Valentinianus III và mẹ ông này là [[Galla Placidia]]. Sau khi chiến đấu với đội quân của Aspar do Galla Placidia phái đến nhằm trừ khử ông, nhận thấy đang rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, Aetius quyết định tiến hành thỏa hiệp với Thaí hậu Galla Placidia rằng ông sẽ rút quân người Hung về và phải phong cho ông làm ''comes et magister militum per Gallias'' (Tổng tư lệnh quân đội xứ Gaul).<ref>Cassiodorus, ''Chronica'', s.a. 425; Gregory of Tours, ii.8; Philostorgius, xii.4; Prosperus of Tirus, s.a. 425; ''Chronica gallica 452'', 100; Jordanes, ''Romana'', 328; Jones, p. 22.</ref>
Vào năm [[426]] Flavius Aetius đánh tan tác quân Tây Goth và buộc họ phải từ bỏ cuộc bao vây thành [[Arelate]]. Vào năm 428, ông tỏ ra thành công trong việc chiến đấu chống lại người [[Frank]] và tái chiếm lại hầu hết các tỉnh nằm dọc sông [[Rhine]].<ref>Philostorgius, xii.4; Prosperus of Tirus, s.a. 425 and 428; ''Chronica gallica 452'', 102 (s.a. 427); Cassiodorus, ''Chronica'', s.a. 428. Cited in Jones, p. 22.</ref> Tiếp đó vào năm 429, Aetius được phong làm Tổng tư lệnh quân đội ("[[magister militum]]"). Cũng trong năm đó, ông đập tan nát người [[Juthungi]] tại [[Raetia]] và tiêu diệt một nhóm người [[Visigoth|Tây Goth]] ở gần [[Arelate]], bắt sống được thủ lĩnh của họ là [[Anaolsus]]. Vào năm [[431]], ông đánh tan tác người [[Nori]] tại [[Noricum]], quay trở lại xứ [[Gallia|Gaul]], ông nghênh đón [[Hydatius]], Giám mục xứ [[Aquae Flaviae]], người hay phàn nàn về cuộc tấn công của người [[Suebi]].
 
Vào tháng 5 năm [[430]], Aetius buộc tội quan chấp chính [[Flavius Felix]] vì có âm mưu chống lại ông và xử tử cả nhà Felix để trừ hậu hoạn. Vào năm [[432]], Aetius một lần nữa đánh bại một cuộc tấn công của người [[Frank]], ký kết hòa ước với họ và gửi trả Hydatius đến chỗ người Suebi tại [[Bán đảo Iberia|Iberia]].<ref>Prosperus of Tirus, s.a. 429 e 430; John of Antioch, fr. 201; Hydatius, 92, 93 and 94 (s.a. 430), 95 and 96 (s.a. 431), 98 (s.a. 432); ''Chronica gallica 452'', 106 (s.a. 430); Jordanes, ''Getica'', 176; Sidonius Apollinaris, ''Carmina'', vii.233. Cited in Jones, pp. 22-23.</ref>
Dòng 28:
Vào năm [[443]], Aetius cho phép những người Burgundi còn lại được định cư ở [[Savoy]], phía nam [[Hồ Genève|Hồ Geneva]]. Nhưng mối quan tâm cấp bách nhất của ông chính là những vấn đế tại Gaul và Iberia, chủ yếu là với Bagaudae. Ngoài ra ông còn cho phép người [[Alan]] tới định cư ở khoảng giữa [[Valence]] và [[Orléans]] chứa đựng những bất ổn xung quanh bán đảo [[Bretagne|Brittany]] ngày nay.
 
Việc người Alan định cư tại [[Armorica]] gây ra khá nhiều vấn đề rắc rối vào năm [[447]] hoặc [[448]]. Cũng trong thời gian này, người Frank, dưới sự thống lĩnh của vua [[Clodio]], đã tấn công vào khu vực gần [[Arras]], ở [[Belgica Secunda]], Aetius mau chóng ngăn chặn kẻ xâm lược gần [[Vicus Helena]], nơi ông trực tiếp chỉ đạo cuộc hành quân trong khi người chỉ huy của ông là [[Majorianus|Majorian]] (về sau trở thành Hoàng đế) chiến đấu trong đội [[kỵ binh]].<ref>''Chronica Gallica a. 452'', 133 (s.a. 438); Sidonius Apollinaris, v.210-218. Cited in Jones, p. 27. Jan Willem Drijvers, ''Helena Augusta'', BRILL, ISBN 9004094350, p. 12.</ref> Vào năm [[450]], Aetius khôi phục lại mối quan hệ tốt với người Frank. Cùng năm đó, trên thực tế, vị vua của người Frank là Clodio đã qua đời, một viên quý tộc (''patricius'') ủng hộ con trai của Clodio lúc này đang ở thành La Mã quay trở về lên ngôi vua xứ Frank.<ref>Priscus, fr. 16; Gregory of Tours, ii.7. It is possible that this happened after the [[Battle of the Catalaunian Plains]] in 451 (Jones, p. 27).</ref>
 
===Đánh bại Attila tại Chalons===
[[Hình:Attila in Gaul 451CE.svg|300px|nhỏ|Bản đồ tiến công của quân Hung trong cuộc xâm lược xứ Gaul, dẫn đến [[Trận Châlons|Trận Chalons]].]]
 
Một mối đe dọa thậm chí còn tồi tệ hơn đã khiến đại tướng Aetius phải chú ý đến phía Bắc. Quân [[Đế quốc Hung|Hung]], những [[Kỵ binh]] thiện chiến gây kinh hoàng khắp mọi nơi, đã xây dựng một đế quốc trải dài từ sông Volga đến vùng Baltic. Vua [[Attila]] vĩ đại nhất của họ, được mệnh danh trong lịch sử là "''chiếc roi da của Thượng Đế''" ([[latinh|tiếng Latin]]: ''flagellum dei''), đã tàn phá những tỉnh thuộc [[châu Âu]] của [[đế quốc La Mã]] ở phía Đông vào năm [[440]] và sau đó bắt đầu tiến dần về phía Tây, để tránh thảm họa chiến tranh gây bất lợi cho đế chế Tây La Mã, Aetius đã ký kết một thỏa thuận cho phép một bộ phận của người Hung được định cư tại Pannonia, dọc theo [[Sava|Sông Sava]], ông còn gửi đến cho Attila, vua người Hung, một viên thư ký tên là [[Constantius]] trợ giúp và xoa dịu tính khí hiếu chiến của vị vua này. Vào năm [[449]], Attila tức giận vì bị mất trộm một món đồ mạ vàng, và Aetius lập tức gửi sứ giả sang trấn an, Attila đáp lại bằng một món quà nho nhỏ là một người lùn tên [[Zerco]], người sau này được Aetius trao trả lại cho người chủ đầu tiên, Aspar.<ref>Priscus, fr. 7 and 8; ''Suda'', Z 29. Cited in Jones, p. 27.</ref>
 
Tuy nhiên mối quan hệ tốt đẹp giữa người La Mã và người Hung không kéo dài được bao lâu, ngay khi Attila muốn công chiếm xứ Gaul, ông ta thừa biết Aetius lúc đó đang là tổng chỉ huy quân đội La Mã xứ Gaul là một chướng ngại vật quan trọng cho sự nghiệp của ông ta, vì thế ông cố gắng loại bỏ nó ngay lập tức.<ref>John of Antioch, fr. 199.2; Jordanes, ''Getica'', 191. Cited in Jones, p.27.</ref> Vào năm [[451]], một đạo quân người Hung đông đảo dưới sự thống lĩnh của Attila, bắt đầu đồng loạt tràn vào tấn công xứ Gaul, họ chiếm được vài thành phố và tiến dần hướng về Orléans (nay thuộc Pháp).<ref>It should be noted that Hunnish armies were never composed entirely of ethnic Huns but contained relative majorities of subject peoples.</ref>
 
Khi người Alan sống trong khu vực này bắt đầu đào ngũ sang phe Attila, Aetius, với sự giúp đỡ từ một [[Nguyên lão Nghị viên]] có thế lực nhất lúc đó là [[Avitus]], đã cử người sang thuyết phục vua xứ Tây Goth là [[Theodoric I]] gia nhập vào liên minh của người La Mã để chống lại mối đe dọa từ bên ngoài, tiếp đến, ông ngăn chặn thành công [[Sangibanus]], đồng minh của Attila từ việc kết hợp giữa hai đạo quân lại với nhau. Liên quân La Mã - Tây Goth tiến tới giải vây cho thành phố Orléans, buộc quân Hung phải từ bỏ cuộc bao vây và rút khỏi nơi đây.<ref>Sidonius Apollinaris, vii.328-331, 339-341; John Malalas, 358; Jordanes, ''Getica'', 195; Gregory of Tours, ii.7. Cited in Jones, p.27.</ref>
Dòng 44:
 
===Ám sát===
Vào năm [[453]], Aetius cho tiến hành lễ đính hôn giữa con trai ông là Gaudentius với con gái của hoàng đế ValentinianUS III là [[Placidia]] để tiến thêm một bước nữa trong đỉnh cao sự nghiệp chính trị của ông , tuy nhiên hoàng đế lo sợ cuộc hôn nhân này của Aetius có thể ảnh hưởng xấu đến uy quyền và ngôi vị của mình, vì thế đã mời Nguyên lão Nghị viên La Mã là [[Petronius Maximus]] và viên thị thần [[Heraclius]] tham gia vào kế hoạch sát hại Aetius. Vào ngày [[21 tháng 9]] năm [[454]], trong khi triều đình tại Ravenna chuyển tới một bản kê khai tài chính thì Aetius bị đích thân hoàng đế Valentinianus III đâm chết. Valentinianus III là một ông vua yếu kém và có lẽ ông ta [[ám sát]] Aetius theo lời xàm tấu của một vài triều thần đố kỵ với vị đại tướng lừng danh.<ref name="Ermatinger7576"/> Sử gia Edward Gibbon tin vào lời bình phẩm, nhận xét của [[Sidonius Apollinaris]] về hành động sát hại Aetius của hoàng đế Valentinianus III: "''Muôn tâu Hoàng thượng, Hạ thần là một thằng dốt nát, vì cái cớ khiêu khích của Người, Hạ thần chỉ biết rằng Người hành động như thể một người đang tự chặt đứt bàn tay phải cùng bàn tay trái của mình''".<ref>''Decline and Fall of the Roman Empire'', ch. 35</ref>
 
Sau đó Maximus dự định thế chỗ của Aetius làm Tổng tư lệnh quân đội nhưng bị hoàng đế Valentinianus III từ chối, cộng với sự ganh ghét của Heraclius khiến cho Maximus quyết định ra tay hành động ngay khi có thể, ông cho sắp đặt cho hai thuộc hạ từng phục vụ dưới quyền Aetius là [[Optila]] và [[Thraustila]] thực hiện vụ ám sát hoàng đế và Heraclius. Vào ngày [[16 tháng 3]] năm [[455]], Optila đâm chết hoàng đế khi nhà vua đang xuống ngựa dừng lại ở [[Campus Martius]] để luyện tập bắn cung. Trong khi đó Thraustila truy đuổi và giết chết Heraclius cùng một lúc.
Dòng 58:
Một trong những thành tựu quan trọng nhất của ông đó chính là việc tập hợp một liên minh hùng hậu nhằm chống lại Attila như học giả [[Arther Ferrill]] đã ghi lại trong một tác phẩm của mình như sau:
 
{{quote|Sau khi chia quân bảo vệ sông Rhine, Attila di chuyển tới vùng Trung Gaul và tiến hành bao vây Orléans. Mục tiêu chính của ông là chiếm giữ một vị trí vững mạnh để làm bàn đạp cho việc chinh phục người Đông Goth ở Aquitaine, nhưng Aetius mau chóng tìm kiếm một liên minh ngõ hầu chống lại người Hung. Lãnh tụ của người La Mã đã thiết lập một liên minh hùng mạnh bao gồm các dân tộc man rợ như Đông Goth, Alan và Burgundi, tập hợp họ lại với kẻ thù truyền thống của họ, người La Mã, vì mục đích phòng thủ xứ Gaul. Dù cho các phe có ra sức bảo vệ Đế chế Tây La Mã đi nữa thì tất cả bọn họ đều có cùng một mối căm thù với người Hung, nó thực sự là một thành công vượt trội của Aetius khi ông hướng họ đến mối quan hệ quân sự hữu hiệu.|[http://history.eserver.org/attila-at-chalons.txt "Attila the Hun and the Battle of Chalons", by Arther Ferrill]}}
 
Trong khi sử gia [[J. B. Bury]] xem Aetius như là viên chỉ huy quân sự vĩ đại, và là một nhân vật lịch sử phi thường, ông không cho trận chiến tự nó là một nhân tố quyết định ngoại lệ. Ông lập luận rằng Aetius tấn công người Hung khi họ đã rút lui từ Orléans, và từ chối tiếp tục các cuộc tấn công người Hung vào ngày hôm sau, chính xác là để bảo toàn sự cân bằng quyền lực giữa đôi bên. Một ý kiến khác của Bury là ông cho rằng chính [[Trận Nedao]] chứ không phải Trận Chalons mới quyết định đến sự tồn vong của [[Đế quốc Hung]] tại châu Âu.
Dòng 69:
Ngoài ra Gibbon còn nhìn nhận Aetius như một nguồn ánh sáng lạc quan cho đế quốc La Mã đang bước vào thời kỳ suy tàn giống như các ý kiến, nhận xét của các sử gia, học giả như Norwich, Creasy, Ferrill, và Watson. Vào năm [[1980]], [[Robert F. Pennel]] viết trong cuốn ''Ancient Rome from the Earliest Times Down to 476 A.D'' (La Mã cổ đại từ khởi thủy cho đến năm 476):
 
{{bquote|Đế chế tự bản thân nó giờ chỉ còn là một vết tích. Các xứ như Gaul, Tây Ban Nha, và Anh quốc thì hầu như đã mất, Illyria và Pannonia thì nằm trong tay của người Goth, và Bắc Phi sớm bị người rợ thâu tóm. Valentinian khá may mắn khi sở hữu được danh tướng Aetius, sinh trưởng ở Scythia, người đã giữ cho cái tên La Mã kéo dài sự tồn tài của nó và được người đời phong tặng danh hiệu Người La Mã Cuối Cùng. Về sau ông bị ám sát bởi vị hoàng đế vô ơn Valentinian. ."<ref>[http://www.nalanda.nitc.ac.in/resources/english/etext-project/history/ancrome/chapter42.html Ancient Rome from the earliest times to 476 A.D, By Robert F. Pennel (1890)]</ref> }}
 
Tuy nhiên đã có nhiều ý kiến bất đồng trong việc đánh giá vai trò lịch sử của Aetius từ các sử gia từ xưa đến nay, theo các sử gia như Gibbon, Norwich và Bury thì coi ông là người bảo vệ La Mã trong suốt ba thập kỷ từ sự tấn công tràn lan của người rợ, còn Sir Edward Creasy thì ca ngợi ông là người anh hùng trong trận Châlons, một số khác thì lại phê phán rằng ông đã để mất các tỉnh Bắc Phi của Đế chế vào tay người Vandal, đến như sử gia nổi tiếng như Bury, thường hay phê bình về ông cũng đã phải thốt lên một câu hỏi tỏ vẻ hối tiếc khi nói về cái chết của Aetius : ''Giờ đây ai sẽ là người giải cứu vùng Ý thoát khỏi người Vandal ?''. Chẳng có nhân vật nào có đủ khả năng để thế chỗ Aetius và đảm trách việc bảo vệ và phòng thủ phương Tây. Chỉ có một điều chắc chắn là vai trò của đại tướng Flavius Aetius trong lịch sử sẽ được người đời mãi mãi ghi nhớ về thành tựu to lớn của vị đại tướng La Mã phía Tây cuối cùng và là người đã đánh bại ''cây roi da của Thượng Đế'' Attila người Hung.<ref>[http://www.standin.se/fifteen06a.htm]</ref>
Dòng 82:
Aetius, Galla Placidia và Stilicho đều xuất hiện như là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết lịch sử ''Flavius Aetius: The Last Conqueror'' (Flavius Aetius: Người Chinh Phục Cuối Cùng) của [[Jose Gomez-Rivera]] được xuất bản vào năm [[2004]].
 
Aetius, Attila và Theodoric đều xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết thứ tư của [[Michael Curtis Ford]] với tựa đề ''The Sword of Attila'' (Thanh Kiếm của Attila) do [[Thomas Dunne Books]] xuất bản vào năm 2005.
 
Aetius, Attila, Honoria, Leo và một số nhân vật khác được nói đến trong cuốn tiểu thuyết lịch sử sâu sắc của [[Louis de Wohl]] với tựa đề ''Throne of the World'' (Ngai vàng của Thế giới), xuất bản vào năm [[1946]], lần tái bản sau này được thay thế bằng cái tên mới là ''Attila the Hun''.