Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Thị Quang Thái”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 22:
Năm 1941, chính quyền thực dân Pháp mở phiên tòa án binh xử bà Minh Khai ở [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]]. Bà thuê thầy kiện, đưa cha ra dự phiên tòa. Tại phiên tòa, bà nhanh tay dấu được mảnh giấy mà bà Minh Khai ném cho ông Lê Duẩn bị rơi ngay trước mặt lính áp giải, nhờ đó ông Lê Duẩn thoát khỏi bị kết án liên can đến bà Minh Khai.<ref>Bích Thuận, ''Hai chị em liệt sĩ Minh Khai, Quang Thái'', Nhà xuất bản Thanh Niên, tr. 164.</ref>
 
Sau khi bà Minh Khai bị xử tử, cha bà vì quá đau buồn nên cũng qua đời sau đó không lâu. Bà trở về nhà ở Vinh vừa tạm lánh vừa có điều kiện chăm sóc mẹ già. Tuy nhiên, ngày [[1 tháng 6]] năm 1942, do một đồngkẻ chíphản động tên Duy chỉ điểm<ref name="thanglong"/>, chính quyền thực dân Pháp bất ngờ khám xét bắt giam bà và ông [[Nguyễn Duy Trinh]], bấy giờ đang ngụ ở nhà bà. Bà bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam, bị kết án 12 năm tù và bị đày đi [[hỏa Lò|nhà tù Hỏa Lò]].<ref name="laodong"/> Người bào chữa cho bà tại phiên tòa này là Luật sư [[Phan Anh]]<ref>[http://vanhoanghean.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/nguoi-xu-nghe43/luat-su-phan-anh-bo-truong-quoc-phong-mot-thoi Luật sư Phan Anh - Bộ trưởng Quốc phòng một thời]</ref>, người về sau là vị Bộ trưởng Quốc phòng tiền nhiệm của chồng bà và là cha chồng tương lai của con gái bà: [[Võ Hồng Anh]].
 
Trong thời gian bị giam cầm, bà vẫn thường xuyên bị tra tấn nhưng vẫn không tiết lộ thông tin để bảo vệ tổ chức, nhất là quan hệ liên lạc với ông [[Hoàng Văn Thụ]]. Bên cạnh đó, bà thường tổ chức các lớp dạy văn hóa cho các nữ tù nhân. Cuối năm 1943, do điều kiện sống khắc nghiệt, tại nhà lao Hỏa Lò xảy ra dịch sốt chấy rận (''typhus''). Với kiến thức y khoa có được trong thời gian ngắn học tại Trường Bà đỡ Hà Nội, bà hết lòng chăm sóc các bệnh nhân, vì vậy đã kiệt sức và nhiễm bệnh [[thương hàn]]. Các đồng chí của bà trong nhà lao Hỏa Lò đã đấu tranh đòi đưa bà đến nhà thương Robin (còn gọi là "Nhà thương làm phúc”, nay là [[Bệnh viện Bạch Mai]]). Linh cảm thấy mình khó qua khỏi, bà nhắn mẹ chồng đưa con ra Hà Nội để được gặp mặt. Tuy nhiên, lần gặp mặt cuối cùng đã không thành<ref name="cand"/>. Bà qua đời ngày [[29 tháng 1]] năm 1944 tại nhà thương Robin.