Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hang Đầu Gỗ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Đã lùi về phiên bản 14147557 bởi Cheers!-bot: vi phạm ban 3quyền . (TW)
Dòng 9:
Về nguồn gốc tên gọi Đầu Gỗ, hiện nay, chúng ta thấy trên các tài liệu giới thiệu du lịch vịnh Hạ Long và trong dân gian, có 3 cách giải thích khác nhau.
 
Thuyết thứ nhất, theo truyền tụng của người dân địa phương và các cụ cao tuổi thì hang Đầu Gỗ cũng có tên là hang Giấu Gỗ (sau gọi chệch thành Đầu Gỗ) vì nó gắn liền với câu chuyện lịch sử. Trong cuộc [[chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt|kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông]] [[thế kỷ 13]] của vua tôi [[nhà Trần]], là nơi quân sĩ nhà Trần cất giấu những chiếc cọc gỗ trước khi đem xuống cắm dưới lòng [[sông Bạch Đằng]] (Yên Hưng) để xây dựng trận địa cọc tiêu diệt binh thuyền giặc. Câu chuyện này đã lý giải cho cái tên thuần Việt độc đáo của hang đồng thời nhắc nhở mọi người nhớ lại sự kiện chiến công oanh liệt của quân dân thời Trần chống quân xâm lược Nguyên Mông cách đây hơn 7 thế kỷ. Người dân vẫn lưu truyền câu ca dao: "Hồng Gai có núi Bài Thơ/ Có hang Đầu Gỗ có chùa Long Tiên" .
 
Còn thuyết thứ 2 thì giải thích dãy đảo Đầu Gỗ có hình cánh cung tạo ra trước hang Đầu Gỗ một vụng kín gió, nên [[ngư dân]] thường tụ về đây trong những ngày giông bão, hoặc sau một thời gian đánh bắt, họ thả neo sinh sống đông đúc và sửa chữa đóng lại thuyền bè tại đây nên có nhiều mấu gỗ sót lại. Có lẽ tên hang Đầu Gỗ hình thành từ sự việc này.
 
Thuyết thứ 3 giải thích, do hang nằm trên dãy đảo mà trông xa có dáng tựa một cây gỗ khổng lồ nên căn cứ vào hình dáng của đảo người ta đặt cho hang là Đầu Gỗ.
 
==Danh hiệu ““Động của các kỳ quan”==
Tạp chí chuyên về du lịch của Pháp có tựa đề Merveille de Monde (kỳ quan thế giới) xuất bản năm 1938 - khi giới thiệu các danh thắng nổi tiếng thế giới đã vinh danh hang Đầu Gỗ là Grotte des merveilles (động của các kỳ quan). <br />
Năm 1918, vua Khải Định và Toàn quyền Pháp Albert Pierre Saraut nhân chuyến đi kinh lý đã ra Vịnh Hạ Long chơi và lên thăm hang Đầu Gỗ. Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thần tiên của tạo hoá, nhà vua đã cho làm thơ và bài tựa ca ngợi cảnh đẹp của non nước Hạ Long và hang Đầu Gỗ. Tấm bia kèm theo bản dịch hiện được dựng bên trái cửa hang Đầu Gỗ (không có phần dịch thơ). Trên trán bia và đế bia có trang trí đôi rồng chầu mặt trời; hai diềm bia là các hình mây lửa mang phong cách mỹ thuật cung đình đặc trưng của triều Nguyễn. Trong lời tựa, vua Khải Định đã đặt tên cho động Đầu Gỗ là động “Ngũ sắc tường vân”. Có ý kiến cho rằng, đó là hàm ý vua Khải Định muốn ví vẻ đẹp của động Đầu Gỗ như chùa Tường Vân dựng năm 1843 ở Huế.<br />
 
Tháng 10-1957, trong chuyến về thăm khu Hồng Quảng, Bác Hồ đã tới tham quan hang Đầu Gỗ. Chuyện kể rằng khi đứng ngắm cảnh tại hang Đầu Gỗ, Người đã dặn những người cùng đi rằng “Các chú phải là người vãn cảnh như Bác, thế mới vui! Cảnh đẹp một người không thể truyền đạt lại cho nhiều người. Tất cả các chú phải cùng Bác thưởng thức”.<br />
 
Ông Vũ Đức Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn công viên Vạn Cảnh (Ban Quản lý Vịnh Hạ Long) cho biết, có lẽ chính vì danh hiệu tôn vinh năm xưa của tạp chí ở Pháp cộng với giá trị lịch sử, văn hoá của hang Đầu Gỗ khiến “Động của các kỳ quan” được nhiều du khách nước ngoài, nhất là du khách Pháp, Mỹ và các nước châu Âu khác quan tâm và chiếm đa phần trong số lượng khách quốc tế đến tham quan nơi đây.<br />
== Liên kết==
[http://baoquangninh.com.vn/van-hoa/dan-va-nguoi-qn/201305/Huyen-tich-dau-Go-2194989/ Huyền tích Đầu Gỗ]
== Xem thêm ==
* [[Vịnh Hạ Long]]
 
[[Thể loại:Hang động Việt Nam|Đầu Gỗ]]
[[Thể loại:Vịnh Hạ Long]]