Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tùy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 81:
=== Doanh mãn chi quốc ===
[[Tập tin:Sui Yangdi Tang.jpg|nhỏ|phải|Tùy Dạng Đế Dương Quảng]]
Vào sơ kỳ Tùy Dạng Đế, quốc lực vẫn hưng thịnh, Tùy Dạng Đế phát triển đông đô, mở sông đào, xây dựng trì đạo và xây đắp Trường Thành, dẫn tới phát triển kinh tế và mậu dịch giữa khu vực Quan Trung và các địa phương nam bắc; đồng thời tiến hành chinh thảo quy phục đối với các nước xung quanh, mở rộng bản đồ triều Tùy. Tuy nhiên, do bản thân Tùy Dạng Đế nóng vội, đồng thời lại bạo ngược, khiến những việc này trái lại gây nên phá hoại cho xã hội.<ref name="隋朝建設">《中國文明史 隋唐五代史》第一章 多民族統一國家的重建與發展,5頁</ref> Do Trường An nằm lệnh về phía tây, khó khăn trong việc tự cung ứng lương thực. Năm [[604]], Tùy Dạng Đế phái Dương Tố, Vũ Văn Khải xây dựng đông đô Lạc Dương, sang năm thứ hai thì thiên đô đến Lạc Dương để kiểm soát kinh tế Quan Đông và Giang Nam; tại các nơi như Lạc Khẩu và Hồi Lạc, triều đình Tùy cho dựng kho lương lớn nhằm dự trữ sử dụng trong trường hợp mất mùa đói kém. Mỗi tháng triều đình sai khiến 2 triệu dân đinh lao dịch, Tùy Dạng Đế lại chú trọng đến việc xây dựng cung thành hoàn hảo xa hoa, tiêu hao một lượng lớn nhân lực và vật lực. Để khơi thông vận chuyển và phát triển kinh tế giữa trung tâm kinh tế Giang Nam, trung tâm chính trị Quan Trung, các khu vực quân sự như Yên, Triệu, [[Liêu Đông]]. Tùy Dạng Đế thúc đẩy việc hình thành Đại Vận Hà. Đại Vận Hà mang lại nhiều lợi ích: kết nối các hệ thống sông quan trọng của Trung Quốc lại với nhau, hình thành mạng lưới vận chuyển; thúc đẩy sự phát triển của các thành thị ven kênh, rất nhiều thành thị thương nghiệp nổi lên, trong đó Giang Đô trở thành trọng tâm kinh tế của triều Tùy; thúc đẩy phát triển văn hóa và dung hợp dân tộc tại các địa phương, có ý kiến nhận định nó khiến cho văn minh Trung Hoa trở thành một nền văn minh hoàn chỉnh có hệ thống.<ref name="運河好處">《中國文明史•隋唐五代史》第一章 多民族統一國家的重建與發展,8頁</ref> Tuy nhiên, do Tùy Dạng Đế nóng vội trong việc xây dựng Đại Vận Hà, khiến nhân dân phải chịu rất nhiều gánh nặng. Dân phu đào sông phải lao dịch kéo dài mà không được nghỉ ngơi, chịu rét chịu đói, ngoài ra còn bị bệnh tật tấn công, do vậy số người tử vong rất lớn. Năm [[605]], Tùy Dạng Đế cho đào [[Thông Tế Cừ]], mang theo một lượng lớn người trong hậu cung, chư vương và vệ đội theo sông đào tuần thị phương nam, trong hành trình tiêu pha rất nhiều tiền của, trưng dụng rất nhiều nhân lực và vật tư của nhân dân. Năm 607, khi Tùy Dạng Đế tuần thị phương bắc, cũng trưng dụng sức lực của cải của nhân dân để mở trì đạo qua [[Thái Hành Sơn]] đến Tịnh châu, đồng thời yêu cầu [[Khải Dân khả hãn]] (đang phụ thuộc Tùy) của Đột Quyết cho dân Đột Quyết hiệp trợ việc mở đường.<ref>《資治通鑑•卷第一百八十•隋紀四》:「戊子,車駕頓榆林郡。帝欲出塞耀兵,逕突厥中‧‧‧‧晟曰:「天子行幸所在,諸侯躬自灑掃,耕除御路,以表至敬之心;今牙內蕪穢,謂是留香草耳!」啟民乃悟‧‧‧‧於是發榆林北境,至其牙,東達於薊,長三千里,廣百步,舉國就役,開為御道。帝聞晟策,益嘉之。」</ref> Ngay từ thời Tùy Văn Đế, triều đình đã cho xây đắp Trường Thành tại các nơi như Sóc Phương, Linh Vũ; năm 608, khi Tùy Dạng Đế xuất tuần Du Lâm, lại huy động hơn một triệu tráng đinh xây dựng đoạn Trường Thành từ Du Lâm đến Tử Hà (nay là Hồn Hà ở ngoài Trường Thành, thuộc [[Nội Mông]]-tây bắc [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]]) để bảo hộ Khải Dân khả hãn.<ref name="隋長城">《隋書•煬帝紀》:「發丁男百餘萬築長城,西距榆林,東至紫河,二旬而罷,綿亙千里。」</ref> Về mặt chế độ chính trị, Tùy Dạng Đế cải cách chế độ quan chế và tô điều, đồng thời bắt đầu thiết lập cấp bậc tiến sĩ, lập ra chế độ điển chương mới.
 
Do Tùy Dạng Đế hao phí một lượng lớn nhân lực vật tư, lại chinh thảo tứ xứ, khiến quốc lực triều Tùy tiêu hao quá nhiều. Trong đó, nghiêm trọng nhất là chiến tranh với Cao Câu Ly, cuộc chiến này là nguyên nhân khiến cho triều Tùy suy vong.<ref>《中國文明史•隋唐五代史》第一章 多民族統一國家的重建與發展,9頁</ref> Thời Tùy sơ, [[Đột Quyết hãn quốc]] rất lớn mạnh, đương thời thường tiến đánh vào đất Tùy, triều Tùy bị buộc phải xây Trường Thành và cho trọng binh trú thủ. Tháng 5 ÂL năm [[582]], Đột Quyết suất 40 vạn đại quân, đánh vào Trường Thành. Tháng 4 ÂL năm [[583]], quân Tùy phân làm 8 lộ bắc phạt Đột Quyết. Tướng Tùy dùng kế ly gián của [[Trưởng Tôn Thịnh]], khiến hai bộ Đông Đột Quyết và Tây Đột Quyết hỗn chiến với nhau. Năm 599, [[Đột Lợi khả hãn]] của Đông Dột Quyết chiến bại hàng Tùy, đến năm [[611]] thì [[Xử La khả hãn]] của Tây Đột Quyết cũng hàng Tùy. Năm 605, tướng Tùy [[Vi Vân Khởi]] suất binh Đột Quyết đánh bại [[Khiết Đan]], cơ bản giải quyết mối lo từ phương bắc. Ngoài phương bắc ra, ở khu vực Lũng Tây-[[Thanh Hải (Trung Quốc)|Thanh Hải]] có [[Thổ Dục Hồn|Thổ Dục Hồn hãn quốc]], đương thời thường có xung đột với triều Tùy; năm [[596]], Tùy Văn Đế phái [[Quang Hóa công chúa]] hòa thân với Thổ Dục Hồn để an phủ, năm [[608]], Tùy Dạng Đế phái quân chiếm lĩnh Thổ Dục Hồn. Năm sau, Tùy Dạng Đế tây tuần [[Trương Dịch]], có đến bốn quận Hà Nguyên (nay ở đông nam [[Hưng Hải]], Thanh Hải), Tây Hải (nay ở Hồ Tây, Thanh Hải), [[Thiện Thiện]] (nay ở [[Nhược Khương]], [[Tân Cương]]), Thả Mạt (nay ở tây nam [[Thả Mạt]], Tân Cương).<ref name="西域會1">《隋書•煬帝志》:「壬子,高昌王麹伯雅來朝,伊吾吐屯設等獻西域數千里之地。上大悅。癸丑,置西海、河源、鄯善、且末等四郡。」</ref> Quân chủ và đại thần 27 nước Tây Vực nối tiếp nhau đến triều kiến Tùy đế, thương nhân các nước tập trung tại Trương Dịch để tiến hành giao dịch.<ref name="西域會2">《隋書•煬帝紀》:「丙辰,上禦觀風行殿,盛陳文物,奏九部樂,設魚龍蔓延,宴高昌王、吐屯設於殿上,以寵異之。其蠻夷陪列者三十餘國。戊午,大赦天下。」</ref>