Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tôn giáo Đại Việt thời Lý”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 22:
Nối tiếp ý tưởng của cha ông, [[Lý Thánh Tông]] đã có ý định sáng lập ra phái Thiền Đảo Đường với nhiều nét của phương Nam, nhưng không thành. Dần dần hình thành sự hòa hợp giữa Phật giáo và Nho giáo<ref name="thq259">Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn, tr 259</ref>.
 
=== Ảnh hưởng đầu thời ===
Kế tục từ thời [[nhà Đinh|Đinh]] – [[nhàNhà Tiền Lê|Lê]], nhiều nhà sư tham gia vào việc triều chính. So sánh ảnh hưởng của Phật giáo tới chính trị thời Lý với các thời kỳ mới giành lại độc lập như Ngô – Đinh - Tiền Lê, Hoàng Xuân Hãn cho rằng có sự khác biệt. Trước thời Lý, các vua xuất thân đều từ võ biền, ít kiến thức nên phải nhờ nhiều vào vai trò của các nhà sư trong mưu lược chính trị, điển hình như sư [[Khuông Việt]] [[nhà Đinh]] hay sư [[Vạn Hạnh]] [[nhà Tiền Lê]]. Sang thời Lý, các vua có học vấn cao hơn và triều thần cũng có nhiều người uyên bác hơn, do đó các nhà sư không còn ảnh hưởng chính trị lớn như trước mà chỉ đóng vai trò giáo hóa hoặc giảng kinh<ref>Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tr 418</ref>.
 
Tuy ảnh hưởng tới chính trị không nhiều nhưng vai trò giáo hóa tư tưởng của đạo Phật khá sâu sắc. Điều đó thể hiện ở phong tục, luật pháp thuần hậu hơn so với trước. Các vua Đinh - Tiền Lê ưa dùng hình phạt nặng, cực hình tàn nhẫn, sang thời Lý các vua dùng pháp luật khoan dung hơn: [[Lý Thái Tông]] tha những người em từng có ý định tranh ngôi và thủ lĩnh người Tày [[Nùng Trí Cao]], [[Lý Thánh Tông]] tha vua [[Chiêm Thành]] là [[Chế Củ]] và quan tâm cả tới tù nhân bị đói rét… Những việc làm đó không bị xem là sự giả dối về chính trị mà được coi là biểu hiện của lòng từ bi do ảnh hưởng từ đạo Phật<ref>Hoàng Xuân Hãn, sách đã dẫn, tr 423</ref>.