Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Doraemon”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 204:
Mặc dù ra đời từ thời kì đầu của ngành công nghiệp manga (năm 1969) với mục đích chủ yếu là dành cho trẻ em nhưng bản thân bộ truyện và nhân vật Doraemon đã trở thành hình ảnh quen thuộc và thân thiết hàng đầu của người dân Nhật Bản<ref name="Hero">{{chú thích báo|author=Pico Iyer|url=http://www.time.com/time/asia/features/heroes/doraemon.html | title = The Cuddliest Hero in Asia| publisher = ''[[Time (tạp chí)|TIME Asia]]''| date=20020429 | accessdate=20130408 | archiveurl=http://www.webcitation.org/5ncD8NhOK | archivedate= 20120911}}</ref>, trẻ em và thanh niên Nhật hầu như có thể vẽ hình Doraemon mọi lúc, mọi nơi<ref name="Takashi5">Peter J. Katzenstein, Takashi Shiraishi, tr. 235</ref>. Không chỉ dừng lại ở các tập truyện tranh, phim ngắn và phim dài, Doraemon còn xuất hiện trên các sản phẩm tiêu dùng thông thường như ví, quần áo, thậm chí người ta còn cho ra đời một hiệu đồng hồ riêng về Doraemon lấy tên là ''Doratch''<ref name="Doratch">{{Chú thích web| url = http://www.runat.co.jp/doratch/top.html| title = Doratch | accessdate=20130406}}</ref>. Ở [[Hakodate]], [[Hokkaidō]] người ta còn thành lập một đoàn tàu theo "chủ đề Doraemon" với trang trí bên trong và bên ngoài tàu là hình vẽ Doraemon và các bạn, một trong các bến dừng của "đoàn tàu Doraemon" là một ga nhỏ trưng bày các đồ vật liên quan tới Doraemon cùng các nghệ sĩ đóng giả các nhân vật của bộ truyện này<ref>{{Chú thích web| url = http://www.worldisround.com/articles/66217/index.html| title = Doraemon Train, Japan, Summer 2004| publisher = Worldisround|author=Medeline Chan|date=20040814|accessdate=20130406}}</ref>. ''Doraemon'' còn được đưa vào giảng dạy như một môn học phụ tại [[Đại học Toyama]] kể từ năm [[1998]]<ref>{{Chú thích web| url = http://search.japantimes.co.jp/cgi-bin/fd20040516t1.html| title = Doraemonology is no Mickey Mouse course| author=Michael Hoffman|publisher = The Japan Times Online}}{{dead link}}</ref>.
 
Năm [[1997]], [[bưu điện Nhật Bản]] đã cho phát hành một bộ tem về ''Doraemon'', bộ sưu tập đắt hàng tới mức người Nhật đã phải xếp hàng để được mua các con tem có hình nhân vật truyện tranh quen thuộc với họ từ thập niên 1970<ref name="CNN">{{Chú thích web| url = http://edition.cnn.com/WORLD/9705/02/cartoon.stamp/| title = Japanese can't get enough of Doraemon| publisher = [[CNN|CNN Interactive]]|date=1997-05-02|accessdate=2008-07-10}}</ref>. Ngày [[10 tháng 2]] năm [[1995]], ba tuần sau [[trận động đất Kobe]] khiến hơn 6.000 người thiệt mạng, 300.000 người mất nhà cửa, để khích lệ những đứa trẻ ở [[Kobe]], một rạp phim ở đây đã mở cửa miễn phí cho các em vào xem, và bộ phim được họ chọn chiếu là một phim hoạt hình dài ''Doraemon''<ref name="Takashi5"/>. Một ví dụ khác cho sự quan tâm của công chúng Nhật Bản với ''Doraemon'' là năm [[2005]], một họa sĩ manga nghiệp dư có bút danh Yasue T. Tajima đã bán được tới trên 13.000 bản "Đoạn kết của Đôrêmon" do anh tự sáng tác<ref name="False">{{Chú thích web| url = http://www.animenewsnetwork.com/news/2007-05-29/false-doraemon-ending| title = Author of False Doraemon Ending Issues Apology| publisher = Anime News Network}}</ref>. Năm [[2006]], Doraemon đã được tạp chí [[Time (tạp chí)|TIME]] bầu chọn là nhân vật hoạt hình duy nhất trong số 22 nhân vật nổi bật của châu Á (''Asian Heroes'') trong một bài báo có tựa đề ''The Cuddliest Hero in Asia'' (''AnhNhân hùngvật đáng yêu nhất ở châu Á'')<ref name="Hero"/>. Tháng 3 năm [[2008]], [[chính phủ Nhật Bản]] đã chọn Doraemon là ''Đại sứ hoạt hình'' chính thức của Nhật Bản trong một buổi lễ do đích thân [[Ngoại trưởng Nhật Bản]] [[Komura Masahiko]] chủ trì<ref name="MSNBC">{{Chú thích web| url = http://www.msnbc.msn.com/id/23716592/| title = Japan appoints cartoon ambassador| publisher = [[NBC]]|date=20080319|accessdate=20130406}}</ref>. Viện bảo tàng Fujiko F Fujio đã được mở cửa tại [[Kawasaki]] vào ngày 03 tháng 9 năm 2011, với Đôrêmon là chủ đề chính.<ref>{{chú thích báo| url=http://www.independent.co.uk/arts-entertainment/tv/anime-star-doraemon-to-have-own-museum-2345688.html | work=The Independent |title=Anime star Doraemon to have own museum | date=29 tháng 8 năm 2011|accessdate=10 tháng 4 năm 2013}}</ref>. Vào ngày 3 tháng 9 năm 2012, Đôrêmon được trao hộ khẩu chính thức tại thành phố Kawasaki, đúng 100 năm trước khi nhận vật này sẽ ra đời.<ref>{{chú thích web|title=Doraemon becomes official resident of Kawasaki a century before his birth|url=http://www.japantimes.co.jp/text/nn20120904f1.html|publisher=Japan Times|accessdate=3 September 2012}}</ref>
 
Không chỉ phổ biến ở Nhật Bản, ''Doraemon'' còn được hâm mộ tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Á như [[Trung Quốc]], [[Indonesia]], [[Thái Lan]] và [[Việt Nam]]. Tại [[Thượng Hải]], Trung Quốc người ta đã thành lập một công viên chủ đề về ''Doraemon''<ref name="Shanghai">{{Chú thích web| url = http://www.chinadaily.com.cn/citylife/2007-07/03/content_908650.htm| title = Doraemon lures kids| publisher = Shanghai Daily|date=20070703|accessdate=20130406}}</ref>. Ở Việt Nam, ''Doraemon'' là bộ sách được xuất bản nhiều nhất từ trước tới giờ khi chỉ sau 3 lần tái bản đã vượt mốc 40 triệu bản in.<ref>Phùng Hà (17 tháng 12 năm 2012). "[http://www.nxbkimdong.com.vn/chi-tiet-tin/20-tin-tuc/van-hoa-doc/105334-doraemon-c%C6%A1n-s%E1%BB%91t-20-n%C4%83m-ch%C6%B0a-h%E1%BA%A1-nhi%E1%BB%87t.html 'Doraemon' - cơn sốt 20 năm chưa hạ nhiệt]". Nhà xuất bản Kim Đồng. Truy cập 10 tháng 4 năm 2013.</ref> Năm 1996, ông [[Nguyễn Thắng Vu]], tổng biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng, cùng tác giả [[Fujiko Fujio]] đã lập nên Quỹ học bổng Doraemon và tới năm 2010, Quỹ đã trao học bổng cho hơn 6.000 em học sinh với số vốn hơn 3 tỷ đồng.<ref name="Rename"/>