Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiên sứ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Chú thích: Thêm thể loại [VIP], replaced: <references /> → {{tham khảo}}
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: {{tham khảo}} → {{tham khảo|2}} using AWB
Dòng 1:
[[Tập tin:Annunciation.jpg|nhỏ|phải|250px|Thiên sứ [[Gabriel]] báo tin cho [[Maria]] biết bà sẽ mang thai [[Giê-su|Chúa Giê-xu]] ([[El Greco]], [[1575]])]]
 
'''Thiên sứ''', còn gọi là '''thiên thần''' (Chữ "thiên" nghĩa là trời còn chữ "thần" nghĩa là cái gì đó linh thiêng, gọp lại thành chữ có nghĩa là cái gì đó linh thiêng từ trời), là những thực thể ở trên cao, được tìm thấy trong nhiều tôn giáo. Bổn phận của thiên sứ là phục vụ [[Thiên Chúa]]. Theo niềm tin của ba tôn giáo chính thuộc [[thuyết độc thần|độc thần giáo]], các thiên sứ thường thi hành nhiệm vụ của các sứ giả.
Dòng 9:
Thiên sứ học (''angelology'') là một nhánh của [[thần học]], nghiên cứu về hệ thống đẳng cấp của thiên sứ, sứ giả hoặc các quyền lực trên chốn thinh không, chủ yếu quan hệ với [[Do Thái giáo]] (gọi hệ thống này là kaballistic), và [[Kitô giáo|Cơ Đốc giáo]], là một trong mười nhánh chính của nền thần học này, dù vẫn thường bị lãng quên.
 
Có những người tin rằng đạo [[Zoroastra]] có ảnh hưởng trên thiên sứ học của Do Thái giáo, như vậy cũng ảnh hưởng trên thiên sứ học của Cơ Đốc giáo, do có những yếu tố của đạo Zoroastra xuất hiện trong Do Thái giáo sau khi dân tộc [[Israel]] tiếp xúc với nền văn minh [[Iran|Ba Tư]] trong thời kỳ lưu đày ở [[Babylon]], trong đó [[Satan]] được xem là kẻ đứng đầu các quyền lực tội ác trong sự đối đầu với Thiên Chúa (so sánh Satan với [[Angra Mainyu]], cũng gọi là [[Ahriman]], trong đức tin Zoroastra, chống nghịch [[Ahura Mazda]], thần linh tối thượng). Danh hiệu “Vua của sự tối tăm” dành cho Satan có thể có nguồn gốc từ đức tin Zoroastra.
 
Ngược lại, có những nhà phê bình bày tỏ xác tín rằng Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo đã có ảnh hưởng trên đạo Zoroastra. Họ cho rằng những điểm tương đồng như đã thấy giữa Zoroastra và [[Giê-su|Chúa Giê-xu]], cũng như trong các nhân tố khác, là sản phẩm của những thầy tư tế trong nỗ lực tôn cao Zoroastra và ngăn cản tín đồ đạo Zoroastra quay sang các tôn giáo khác.
 
== Thiên sứ trong Kinh [[Tanakh]] ([[Cựu Ước]]) ==
Tên trong [[Kinh Thánh]] của thiên sứ, מלאך ("malakh"), có ý nghĩa sâu xa hơn khi được thêm vào danh xưng của Thiên Chúa như “thiên sứ của Chúa”, hoặc “thiên sứ của Thiên Chúa” (Zechariah 12.8 – ''“Trong ngày đó, Chúa sẽ làm đấng bảo hộ của dân cư Jerusalem, và trong ngày đó kẻ rất yếu trong vòng chúng nó sẽ như [[David]], nhà David sẽ như Thiên Chúa, sẽ như thiên sứ của Chúa ở trước mặt chúng nó.”''). Có những danh xưng khác dành cho thiên sứ như “Các con trai của Thiên Chúa” (Sáng thế ký 6.4; Job 1. 6).
 
Theo Do Thái giáo, danh xưng ''Elohim'' chỉ dành riêng cho một Thiên Chúa duy nhất; song có những lúc ''Elohim'' (thế lực), ''bnē 'Elohim'', ''bnē Elim'', (các con trai của thần linh) (ngụ ý các thực thể thuộc thế giới thần linh) được dùng để chỉ các thực thể có quyền năng lớn. Dần dà được dùng để chỉ những thực thể siêu nhiên, khác với [[Yahweh]] (''Đức Giê-hô-va'' tức ''Thiên Chúa'') và vì vậy, là thực thể cấp thấp và hoàn toàn phục tùng Ngài (Sáng thế ký 6.2; Job 1.6; Thi thiên 8.5).
Dòng 25:
Trong [[Kinh thánh Hebrew|Kinh Thánh Hebrew]], thiên sứ thường xuất hiện trong hình dạng con người, và người ta thường không nhận ra thiên sứ (Sáng thế ký 18.2; Các Quan xét 6. 21,22; Xuất Ai cập ký 3.2).
 
Là những thực thể siêu nhiên, thiên sứ có thể mang hình dạng loài người, thích ứng với sứ mạng thực thi. Thiên sứ có thể cầm gươm trần hoặc các loại vũ khí khác (Dân số ký 22. 23; Joshua 5. 13; Ezekiel 9. 2). Có một thiên sứ thi hành sự trừng phạt được đề cập ở 1Sử ký 21. 16,30 ''“David ngước mắt lên, thấy thiên sứ của Chúa đứng giữa lưng trời, tay cầm gươm đưa ra trên Jerusalem”''. Sách Daniel có nhắc đến một thiên sứ ''“mặc vải gai, chung quanh lưng thắt đai bằng vàng ròng U-pha. Mình người như bích ngọc; mặt người như chớp, và mắt như đuốc cháy; tay và chân như đồng đánh bóng, và tiếng nói như tiếng đám đông”'' (Daniel 10. 5,6). Hình tượng này của thiên sứ tương tự như sự miêu tả dành cho Chúa Giê-xu trong sách Khải Huyền. Người ta tin rằng thiên sứ có cánh (Daniel 9. 21 – ''“Gabriel, người mà ta đã thấy trong sự hiện thấy đầu tiên, được sai bay mau đến gặp ta độ lúc dâng lễ chiều hôm”'') theo sự mô tả trong hội hoạ Cơ Đốc, Do Thái và Zoroastra, theo đó, các thiên sứ thường có vầng hào quang.
 
Thiên sứ thường được tin là có quyền năng và đáng sợ, khôn ngoan và thấu suốt mọi điều trên đất, sáng suốt trong phán đoán, thánh khiết mặc dù là không phải không thể sa ngã. (Thi thiên 103. 20; 2Samuel 14. 17, 20; 19. 27; Zechariah 14. 5; Job 4. 18; 25. 2).
Dòng 40:
Khi Chúa Giê-xu về trời, có hai thiên sứ hiện ra và báo rằng Ngài sẽ trở lại (Công vụ 1. 10,11). Khi [[Phê-rô]] (Peter - Tiếng Anh) bị bắt giam, một thiên sứ khiến lính gác ngủ mê, giải thoát ông khỏi xiềng xích và đưa ông ra khỏi nhà giam (Công vụ 12. 7-8).Trong sách Khải Huyền, các thiên sứ thi hành nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó có việc chầu quanh Ngai Thiên Chúa và ca hát chúc tụng: ''“Thánh thay, thánh thay, thánh thay”''.
 
Các thiên sứ thường khi xuất hiện trong hình dạng loài người, mặc dù các nhà thần học cho rằng thiên sứ không có thân xác, nhưng có thể hoá thân. [[Seraphim]] được miêu tả trong Kinh Thánh là có sáu cánh toả sáng từ bên trong. Từ cuối [[thế kỷ 4|thế kỷ thứ 4]], người ta hình dung các thiên sứ xuất hiện với đôi cánh, một cách giải thích dễ hiểu cho khả năng di chuyển của thiên sứ đến từ [[thiên đàng]]. Khả năng này được ngụ ý trong Kinh Thánh. Các nhà thần học kinh viện cho rằng các thiên sứ có thể lập luận và di chuyển cực nhanh. Những người này cũng dạy rằng thiên sứ là những nhân tố trung gian của một số năng lực, hoặc là năng lực tự nhiên của vũ trụ như lực quay của các hành tinh hoặc lực chuyển động của các vì sao. Thiên sứ được ban cho những khải tượng phước hạnh, hoặc sự hiểu biết thấu suốt về Thiên Chúa.
 
Mặc dù các bản [[tín điều]] không nhắc đến một học thuyết chính thức nào về thiên sứ, trong thời trung cổ, các tư tưởng tôn giáo thường chịu ảnh hưởng bởi tác phẩm Phẩm hàm các Thiên thể (''Celestial Hierachy'') của một tác giả ẩn danh vào thế kỷ thứ 5 hoặc của các tác giả viết theo văn phong của [[Dionysius the Areopagite]]. Người theo thuyết [[Thuyết bất khả tri|Bất khả tri]] có khuynh hướng bác bỏ sự hiện hữu của thiên sứ, hoặc cho đó là điều không thể biết. Song, theo nguyên lý về tính liên tục, cần có những thực thể trung gian giữa loài người và Thiên Chúa.
Dòng 57:
 
== Chú thích ==
{{tham khảo|2}}
== Đọc thêm ==
* [[Tổng lãnh thiên thần|Tổng lãnh Thiên thần]]